Điếu La thành[1] ca giả
của Nguyễn Du

Chưa tìm được bản chữ Hán

Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

Nhất chi nùng diệm há Bồng Doanh[2],
Xuân sắc yên nhiên động lục thành.
Thiên hạ hà nhân liên bạc mệnh?
Trủng trung ưng tự hối phù sinh.
Yên chi bất tây sinh tiền chướng
Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.
Tưởng thị nhân gian vô thức thú,
Cửu tuyền khứ bạn Liễu Kỳ Khanh[3].

Như cánh hoa thắm từ cõi tiên xuống,
Sắc đẹp uyển chuyển làm rung động cả sáu thành,
Thiên hạ ai kẻ thương người bạc mệnh?
Dưới mồ, chắc cũng hối hận cho kiếp phù sinh.
Lúc sống, phấn son không rửa được nghiệp chướng,
Chết rồi chỉ để lại tiếng gió trăng mà thôi.
Chắc nghĩ rằng trên đời không ai hiểu được mình,
Nên xuống suối vàng làm bạn với ông Liễu Kỳ Khanh.

   




Chú thích

  1. La thành: thành Nghệ An. Truyền rằng thành do Trương Phụ đáp tại bến Phù Thạch nơi giao thủy của La Giang và Lam Giang
  2. Bồng Lai và Doanh Châu. Truyền rằng ở trong Bột Hải có ba hòn đảo là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Chung quanh ba hòn này nước biển rất yếu không đỡ nổi một hột cải, nên ghe thuyền tới đó đều chìm. Người ta gọi là Nhược Thủy. Nơi non Bồng nước Nhược chỉ có tiên đến được thôi. Bồng Doanh chỉ cõi tiên
  3. Tên Liễu Vịnh, một danh sĩ nổi tiếng về từ, ở đời Tống. Tuổi già mới thi đỗ tiến sĩ, và giữ một chức quan nhỏ ở Tràng An. Buổi thiếu thời thường lui tới xóm ca nhi và soạn nhiều bài từ tả nỗi đau khổ của làng son phấn. Khi Liễu Vịnh chết, chị em ca nữ góp tiền chôn cất và tổ chức những ngày kỉ niệm rất linh đình