Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/58

Trang này đã được phê chuẩn.
62
 


mà thắt cho chết đi; những cây leo thì hút nhựa cây lớn như là giống đỉa hút máu người. Loài thực-vật cũng tương tàn tương hại nhau mà tranh nhau đất để sinh-sản, tranh nhau không-khí và ánh sáng để hô hấp.

Giã-hương là một cây rất có ích.
Vì người ta hạ giã-hương nhiều quá, nên làm cho xứ Bắc-kỳ hiếm có thứ cây này.

Những nhà lâm-nghiệp chuyên-môn thì phân-biệt trong loài thực-vật, thức nào là đắc dụng, lựa lấy hạt cây mà gieo ở những miếng đất đã bón sới để lấy giống; phải giữ gìn những cây mới mọc cho đến ngày đã đủ sức khỏe để chống lại được với những cây vô-ích, là những thứ chỉ bám vào cây khác mà làm hại. Nhà lâm-nghiệp chuyên-môn Đại-pháp cũng như là người đánh-cá bản-xứ ở cõi Hồ-tây Hanoi. có đặt cành cây ở lắm chỗ để cho những cá nhỏ ẩn-núp trong khi bị những cá lớn đuổi theo. Nhà lâm-nghiệp chuyên-môn thì cắt đứt những dây leo, những cây vô-ích và những bương sậy. Như vậy thì những cây lớn có thể sinh-hoạt một cách tự-do, không phải cạnh-tranh với những cây khác; trong thân cây thì lấy những chất bổ ở dưới đất, luyện thành nhựa tốt lành; lá cây ở trên cành thì hô hấp không-khí, vì loài thảo-mộc cũng cần-dùng không-khí như là người ta vậy.

Nhà lâm-nghiệp chuyên-môn, chẳng những là khai-phá và tu-bổ rừng rú mà thôi, lại tìm hết cách để lợi-dụng những đồi-núi bỏ hoang cùng là những miền duyên-hải xưa nay có cát bồi che lấp.

Miền duyên-hải Trung-kỳ toàn là những bãi cát, vì rằng sóng bể ngày đêm lúc nào cũng đưa cát lên bờ bể, rồi gió lại thổi cát đi xa nữa mà làm cho đồng-bằng không cầy cấy gì được cả. Các viên kiểm-lâm ở Bến-thủy đã tỏ ra rằng người ta có thể ngăn cản để cho cát không bay vào đồng bằng: là ở miền