CHƯƠNG THỨ MƯỜI MỘT
Các đồn-điền của người Đại-pháp
Khi người Đại-pháp mới tới xứ Bắc-kỳ này lần thứ nhất thì ở bản-xứ có rất nhiều đất bỏ hoang. Những nơi ấy, vốn xưa có lắm giặc cướp quấy nhiễu, cho nên người bản-xứ không cầy cấy gì cả. Chính-phủ để cho người Đại-pháp khẩn những khu đất hoang ấy làm đồn điền; những người khẩn-đất phần nhiều là những cựu-binh-sĩ. Các điền-chủ bèn chiêu tập dân nhà-quê, (có khi những người này vốn trước đã sinh nghiệp ở những hạt đó) bởi thế những đất bỏ hoang dần dần lại giồng giọt, dân-cư có vẻ trù-mật xầm-uất vì có nhà-nước bảo-hộ cho, mọi người được hưởng cuộc hòa-bình mà xiêng năng về đường lao-động. Những nhà điền-chủ thứ nhất đều cố sức chấn-hưng việc canh-nông; có nhiều người tổ-chức những công cuộc giẫn thủy nhập điền, cùng là đem những loài gia-súc tốt đẹp ở ngoại-quốc vào trong cõi để gây giống. Những nhà điền-chủ thứ nhất ấy, nay thì phần nhiều đã quá cố rồi, những đồn điền để lại thì nhà-nước đem cấp phát cho dân nhà-quê ở bản-hạt, hoặc là đem bán lại cho những điền-chủ bản-xứ.
Thế nhưng còn nhiều những khu đất khác mà người bản xứ không hề cầy cấy bao giờ cả, vì là những đất gần núi, không thể nào cấy lúa được. Dân Mường ở những hạt này, dù cầy cấy thì cũng không được mấy chút. Lại gặp nỗi giặc cướp nhũng nhiễu; nỗi loài cọp, loài báo, hươu, nai, lợn rừng, phá hại thóc lúa, cho nên dân-cư khó lòng sinh-nghiệp được, vả toàn là những xứ hay có bệnh sốt. Người Đại-pháp can-đảm thì mới khẩn đất ở những hạt này, vốn là những khu đất không có giá-trị gì, cho nên ai xin khẩn thì được chính-phủ thuận ngay.
Nhiều người nhà-quê ta đi theo những người Đại-pháp can-đảm, không sợ gì bệnh sốt mà cũng chẳng lo gì cọp với báo. Vả các nhà điền-chủ ở những hạt này, hễ có người làm bị đau yếu thì hết sức chăm nom, săn sóc. Nhờ có những điền-chủ Đại-pháp đỡ đầu cho mà dân nhà-quê ta cùng là dân Mường đều ra sức khai phá nơi rừng rậm, cỏ cây thì đào tới gốc để giồng những thứ