Trang:Xu Bac ky ngay nay.pdf/30

Trang này đã được phê chuẩn.
34
 


cái nạn hồng-thủy lại tiếp theo ngay cái nạn hạn-hán. Hai cái nạn này thường hay sẩy ra ở những miền thuộc cõi trung-ương hạt hạ-du, về những nơi thấp hơn mặt nước ở lòng sông trong vụ nước lên, nhưng cao hơn lòng sông trong cái thời-kỳ nước xuống. Bởi thế trong những khi cần đến nước để cầy cấy thì không thể nào giẫn được nước ở lòng sông vào ruộng.

(Bởi thế phải bơm nước ở sông lên những con sông đào cao hơn lòng sông mà giẫn nước vào những ruộng cao. Về cái công cuộc bơm nước này thì phải cần đến những máy bơm rất mạnh).

Chính-phủ đã trù-tính năm đạo giẫn-thủy nhập-điền bằng máy bơm. Mỗi đạo có một hay hai con đường cống cái, lớn bằng những con sông tự nhiên; mỗi đường cống cái lại có những cống phụ, thông với những cái máng nước như là ở Kép, Vĩnh-yên và Bắc-giang. Thuộc về cái thời-kỳ mà sông Nhị-hà và sông Luộc hạ nhất, thì cái cống cái, chỗ phát-nguyên phải cao hơn mặt nước sông là 5 hay 6 thước. Ở chỗ đó thì đặt những máy bơm rất mạnh chạy bằng sức hơi-nước, để những khi nước thấp nhất thì cũng có thể bơm được rất nhiều nước mà giẫn đi các làng. Cái công-cuộc bơm nước này khiến cho 20 vạn hectares ruộng có đủ nước để cầy cấy. Thế là sau này, 86 vạn dân-cư ở miền hạ-du, năm nào cũng chắc được mùa, có dư thóc gạo để bán lấy lợi. Cái phần thứ nhất về cuộc bơm nước thì sẽ thực-hành ở hạt Sơn-tây.

Dân bản-xứ sau này có nhiều thóc-gạo xuất cảng thì có thể mua ở ngoại-quốc về các thứ chế-hóa-hạng để dùng như là: các hàng vải, đèn dầu-hỏa và đèn điện, máy khâu, xe đạp, máy bơm, các thứ cơ-khí thông thường, các vị thuốc cùng là biết bao nhiêu hóa-hạng khác nữa, rất cần cho việc vệ-sinh, làm cho cuộc sinh-hoạt của người ta được thêm phần lạc-thú.