Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/99

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
100
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

thứ tự lần lượt mà đi, cuối cùng đến chính xã mở hội.

Nghi trượng đại để xã nào cũng vậy: trước hết có đôi cờ tuyết mao, có năm hoặc bốn lá cờ đuôi nheo, hoặc cờ vuông bằng vóc bằng dạ, mỗi lá một sắc, xanh, đỏ, vàng, trắng, đen gọi là cờ ngũ hành. Bốn lá xanh, đỏ, trắng, đen thì gọi là tứ phương, kế đến bốn lá cờ tứ linh thì mỗi lá thêu một giống là: long, lân, qui, phụng hoặc tám lá cờ bát quái thì mỗi lá thêu một chữ: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.

Những người cầm cờ, đội nón dấu (nón lính của ta khi xưa) thắt lưng bó que, hoặc là mặc áo lậu, mỗi người đeo một cái cối gỗ con ở trước ngực để đỡ đốc cờ cầm cho nhẹ.

Cờ đi khỏi một loạt thì đến trống cái, có hai người khiêng, một người che lọng và có một người ăn mặc lịch sự, cầm cái dùi con tiện đánh trống, gọi là người thủ hiệu. Trống rồi đến chiêng cũng vậy, mỗi một tiếng trống thì lại điểm một tiếng chiêng, có nơi chiêng trống làm xe kéo thì không phải người khiêng cũng tiện.

Kế đến voi rút mây, hoặc ngựa gỗ (có làng có, có làng không) thắng bành thắng cương như voi ngựa thật, cho trẻ con kéo. Voi ngựa cũng có tàn hoặc lọng đế che mà chỗ xe ngựa thì có một người vác siêu đao đi kèm.

Kế đến hai ngươi cầm hai cái tán đi đôi bên, hoặc đi khoảng giữa thì mỗi người đi cách xa nhau một ít.

Kế đến các người chấp kích: nào là gươm trường,