Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/90

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
91
 

Đến xướng: lễ tất là việc tế xong hết.

Trong khi tế, những lúc dâng rượu, lúc phần chúc, nhạc sinh đều phải cử nhạc. Đến lúc tế xong, dân làng theo thứ tự vào lễ, cũng có đánh trống, gọi là trống lễ.

Lễ xong đâu đấy thì đem làm cỗ ăn uống vui vẻ với nhau.

*

* *

Trong việc tế tự, có điển đốt hương là do tự Tây-vực. Đốt hương nghĩa là cầu cho quỉ thần giáng cách. Khi xưa tục Tàu tế Tôn miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộn với mỡ mà đốt cho thơm, chưa có đốt hương. Đến đời vua Vũ-Đế nhà Hán, sai tướng đánh nước Hồn-Gia xứ Tây-Vực (thuộc về vùng Ấn-Độ), vua nước này phải đầu hàng, dâng một thần tượng bằng vàng, đem về đặt trong cung Cam-Toàn. Người nước Hồn-Gia cúng tế thần ấy, không phải dùng đến dê bò, chỉ đốt hương lễ bái mà thôi. Từ đó Tàu mới có tục đốt hương.

Nước ta tục đốt hương chưa biết tự đâu, nhưng ở Ngô-truyện có nói rằng: Trương-Tân làm Thứ-Sử Giao-Châu, thường đốt hương ở nhà Các-Lập tịnh sá để đọc đạo thư. Tục ta có lẽ khởi từ đó.

Còn như hiến đồ tế vật, ngoài Bắc-Kỳ ta chỉ hiến rượu, chớ không hiến các món đồ ăn, vì ta hay để toàn sinh mới là thành kính. Ở về Nam-Kỳ thì món đồ ăn gì cũng có hiến. Trong khi hiến rượu, ngoài ta đi một cách rất khoan thai nghiêm trang. Ở Nam-Kỳ khi hiến rượu, hiến đồ ăn, thường có hai người đóng tuồng, mặc đồ nhung trang