Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/80

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
81
 

nào lắm cổ thụ, tức là nơi thắng cảnh và là đình miếu rất lâu đời.

Đình miếu cũng theo một kiểu mẫu chỉ khác nhau to với nhỏ mà thôi. Đại để đình miếu nào cũng có một nội điện là chỗ rất thâm nghiêm, để an phụng thần vị. Ở ngoài thì nhà đại bái, chia làm ba khoảng: khoảng giữa gọi là trung đình, để làm nơi tế tự, và các người có ngôi thứ cao mới được ngồi. Hai bên gọi là tả gian, hữu gian, ở trong có bàn thờ thổ công, hoặc thờ bộ hạ của thần, hoặc thờ hậu thần, ở ngoài thì làm chỗ cho tư văn, hàng giáp ngồi giải tạo.

Đình nhiều nơi làm rộng rãi đến năm bảy gian, tám chín gian, cột to tới hai người ôm. Các dân xã lớn, đình miếu rất nguy nga, cột sơn son vẽ rồng, dui hoành trổ chạm sơn thếp, hoành biển, cửa vọng rực rỡ trang hoàng.

Phía ngoài nhà đại bái có hai bên Tả mạc, hữu mạc, tục gọi là hai dãy muống, đề làm chỗ quan viên áo mũ vào tế và để khi có việc to thì lấy chỗ ngồi.

Ngoài cùng có cửa tam quan, làm cách tôn nghiêm rộng rãi, tường hoa cột trụ, xây đắp chung quanh. Hai bên vách tường, nhiều nơi đắp con rồng con cọp, hoặc vẽ hình đôi võ tướng cầm long đao, hoặc vẽ voi, vẽ ngựa, hoặc làm voi đá đứng đôi bên, trên đầu cột trụ thì xây đắp con sấu sành.

Đồ phụng sự.— Mỗi vị thần có một bài vị an phụng vào một bộ long ngai, hoặc an phụng ở trong long khám. Bình nhật để không, khi có việc hội hè thì phong áo mũ đai