Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/79

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
80
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng-đẳng-thần.

Trung-đẳng-thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng, hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc những thần có chút linh dị, tới khi nhà vua sai kỳ tinh đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung-đẳng-thần.

Hạ-đẳng-thần là những thần dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ-đẳng-thần.

Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy thờ bạ: nơi thì thờ thần bán lợn, nơi thì thờ thần trẻ con, và thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết v.v... Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần, vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì.

Đình miếu.— Mỗi làng thờ thần phải có một tòa miếu. Có nơi thì vừa có miếu vừa có đình. Làng nào to thì mỗi thôn lại có lập riêng một đình.

Miếu là chỗ quỉ thần bằng y, đình là nơi thờ vọng, và để làm nơi công sở cho dân hội họp. Miếu thường hay kén đất thắng cảnh, nhất là trên gò cao, hoặc ở nơi gần hồ to sông lớn thì mới hay. Đình thì tùy chỗ nào trung độ, tiện cho dân làng hội họp thì thôi. Đình và miếu thường trồng nhiều cây cối cho sầm uất, nơi