Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/62

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC TRONG GIA-TỘC
63
 

mười cuốn lụa. Ông Châu-Tử có luận rằng: « Lễ cưới ngày xưa giản dị như thế, đến đời sau tục dân ngoa ngoát, thường thường giảng đến cái lễ của cải đòi tiền đòi bạc. Các nhà hào phẩm, lại muốn trang sức thể diện, đòi vàng lụa cho nhiều, không đủ thì trách móc lẫn nhau, đó là trái với lễ.

Thiết tưởng sự trai gái lấy nhau, trước hết phải chờ cho đúng tuổi khôn lớn, biết cách lập thân, rồi hãy cho lấy nhau, mà lấy nhau thì mặc cho tùy ý kén chọn, cha mẹ không nên nài ép lòng con, trừ ra con không biết đường kén, lấy phải kẻ chẳng ra gì thì cũng nên ngăn cấm lại mà thôi. Còn như đôi bên đã tốt duyên phải lứa, đã thuận tình nhau thì không nên quản gì giàu với nghèo, tùy thế mà khu xử, miễn là phải thế thì thôi, chớ nên lấy sĩ diện mà hà cầu khắc trách chi nhau quá.


XIV.— VỢ CHỒNG

Tiếng gọi.— Vợ chồng con nhà sang trọng, gọi nhau bằng cậu mợ, thầy thông thầy phán thì gọi nhau bằng thầy cô, nhà thường thì gọi nhau bằng anh chị. Có con rồi thì gọi nhau bằng thầy em đẻ em, nhà thô tục thì gọi nhau là bố cu mẹ đĩ, có người thì gọi bố nó mẹ nó, có người cả hai vợ chồng gọi lẫn nhau là nhà ta. Ở Quảng-Nam thì vợ gọi chồng là anh, chồng gọi vợ là em. Ở Nghệ Tĩnh vợ chồng gọi là gấy nhông.

Đạo vợ chồng.— Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hòa thuận. Tục có câu rằng: « Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn », nghĩa