Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/369

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
370
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

là luân thường, dẫu nghèo khổ thế nào mặc lòng, nhưng trái luân thường thì ai cũng chê cười. Lại có tính ưa nhàn, lấy cảnh phong nguyệt hoa thảo làm vui thú, lấy cuộc cầm kỳ thi tửu làm phong lưu. Về phần nông công thương cổ thì phần nhiều là người cần kiệm, an phận làm ăn, tuân giữ phép nước, mà nhất là lấy sự quyến luyến ở trong gia đình làm vui, bần cùng mới phải đi làm ăn xa, chớ có thể ở nhà được thì không ai chịu đi đâu cả.

Dân tình rất yêu sự yên ổn; quí hồ làm ăn cho đủ đóng, đủ góp với làng nước; ra đến đình không ai nói động đến mình là mãn nguyện rồi.

Ai ai cũng biết trọng sự học hành; trừ ra nhà nghèo quá thì mới không thể sao cho con đi học được, chớ còn ai có con, độ lên bảy, tám tuổi cũng đã cho con đi học. Nhà thường thường cho con đi học độ năm ba năm thì xoay ra làm nghề, nhà phong lưu phú quí thì cho con đi học thành người mới thôi.

Từ người sang cho chí người hèn; ai cũng lấy !ễ nghĩa làm trọng. Mà nhất là các nơi hương lại hay câu nệ lễ nghĩa từng tí. Ai không có lễ nghĩa thì thiên hạ chê cười là đồ ngạo ngược.

Ngoài các tính trên này, ai có những tính thực thà, cẩn thận, trung hậu, nhún nhường, hòa nhã, công liêm, trầm tĩnh, khảng khái, ngạnh trực, can đảm, quả quyết, kính bậc đạo đức, nhớ người ân nghĩa, trọng đường công nghiệp, giữ cái danh giá, có tư cách, có nghĩa khí, có lượng khoan dung, có lòng nhân đức, có chí nhẫn nại, có khí cương cường, trọng ái tình, yêu nhân loại, yên phận mình, giúp kẻ khốn, ghét sự ác, vui sự thiện, ẩn nhân