Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/33

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
34
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

được yên, cho nên tế ba lần để yên hồn phách cho người mất.

Nhà phú quí mới có Ngu tế, nhà thường thì trong ba ngày chỉ những họ hàng thân thuộc đến phúng viếng mà thôi. Ở nhà quê thì có tư văn hàng giáp đến trợ tế, ăn uống tốn lắm.

Viếng mộ, đắp mộ.— Trong ba ngày sau khi mới chôn, mỗi buổi chiều con cái đem cơi trầu đến chỗ mả khóc lóc, gọi là viếng mộ. Tục ta thường để đến hôm ba ngày mới sửa sang lại mộ cho tốt đẹp, hoặc làm nhà mộ. Thường dân thì hay mượn thầy phù thủy yểm bùa ở mả, hoặc dùng gà trắng, hoặc dùng chó đen để cúng thổ thần; hoặc dùng lươn, cá chép, ốc, mỏ quạ để yểm bùa, cho rằng làm như thế thì trừ được hung thần, kẻo nó quấy nhiễu người mới chết.

Từ đó trở đi, thì ngày nào cũng cúng cơm hai buổi và phải khóc lóc.

Chung thất.— Bốn mươi chín ngày gọi là tuần chung thất. Tuần này có tế, có nhà đem vào chùa làm chay, nhờ nhà sư tụng kinh sám hối ba đêm hoặc bảy đêm ngày, để cho vong hồn được siêu thăng tịnh độ.

Tốt khốc.— Một trăm ngày là tuần tốt khốc, nghĩa là đến bấy giờ mới thôi khóc, tuần này tế lễ một tiệc rồi thì thôi không cúng hai buổi nữa.

Tiểu-tường.— Được một năm thì giỗ đầu gọi là lễ tiểu-tường. Bấy giờ mới trừ bỏ đồ hung phục như đồ sô