Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/312

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
313
 

sướng, trăm nghìn năm vẫn là tiếng người dở, can gì phải liệu mình.

Vậy thì phép bói, dù linh nghiệm dù không linh nghiệm thế nào mặc lòng, thiết tưởng người ta không nên tin, nghĩa là tin cũng vô ích không giúp thêm được việc gì mà lại thêm làm ngại lòng cho người ta nữa.


XXII.— ĐỊA LÝ

Tục ta trọng việc địa-lý, phàm việc xây thành, lập quách, cất đình, dựng chùa, hoặc là làm nhà, để mồ để mả đều phải tìm nơi hình thẳng và chỗ cát-huyệt. Đất lập cửa nhà gọi là dương cơ, đất để mả gọi là âm phần. Dương-cơ trọng hơn âm-phần. Có câu rằng nhất dương thắng thập âm. Song dương-cơ thì thường dân ít kén chọn, chỉ cốt lấy hướng cho được thuận thì thôi; còn âm phần thì thường nhờ thầy địa-lý đi tìm tòi cẩn thận lắm.

Phép địa lý có đã lâu. Từ đời nhà Tần đã có một người ẩn-sĩ soạn ra kinh « Thanh-nang », đến đời nhà Hán thì có ông Trương-tử-Phòng soạn ra bộ « Bình-xa ngọc xích », nhà Tần có ông Quách-Phác soạn ra « Táng-kinh », đời nhà Tống có ông Trương-tử-Vi soạn ra bộ « Ngọc-tủy chân-kinh », ông Trần Đoàn soạn ra bộ « Kim-tỏa bí-quyết », đời nhà Nguyên có ông Lưu-bỉnh-Trung soạn ra bộ « Kim-đẩu quyết táng pháp ». Còn nhiều nữa không kể xiết được.

Từ đó phép địa-lý truyền khắp đất Tàu, mà nước ta cũng mộ theo phép ấy. Nước ta có ông Nguyễn-đức-Huyên người làng Tả-Ao huyện Nghi-xuân tỉnh Nghệ-An, về đời nhà Lê, sang học phép địa lý bên Tàu giỏi lắm, trở về