Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/302

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
303
 

4.— Thiết (bắt mạch) là xem mạch ở hai cổ tay, xét xem người bịnh đau tại đâu, hoặc hàn, hoặc nhiệt, hoặc hư, hoặc thực thế nào, rồi mới biết chắc được bịnh mà bốc thuốc.

Trong bốn cách: vọng, văn, vấn, thiết thì cách xem mạch là tinh vi hơn cả. Mạch, mỗi cổ tay có ba bộ thốn, quan, xích, mỗi bộ đều ứng nghiệm vào trong tạng phủ. Ví như cổ tay tả, bộ thốn thì thuộc tâm, bộ quan thì thuộc can, bộ xích thì thuộc thận âm. Cổ tay hữu, bộ thốn thuộc phế, bộ quan thuộc tỳ, bộ xích thuộc thận dương. Mà mỗi tạng lại kèm theo một phủ.

Mạch.— Sơ án đã thấy mạch gọi là phù, trọng án mới thấy mạch gọi là trầm, nhất tức tam tứ chí gọi là trì; nhất tức lục thất chí gọi là sác. Mạch bộ nào thì ứng vào tạng phủ bộ ấy, xét xem nổi chìm mau chậm thế nào thì mới đoán được trong tạng phủ thủy hỏa suy vượng khí huyết hư thực mà chữa bệnh.

Xem mạch phải về buổi sáng sớm, tinh thần còn an tĩnh thì xem mới được. Khi đã xét được đích bịnh còn ở đâu, bấy giờ mới lập phương bốc thuốc.

Nước ta theo dùng thuốc bắc đã lâu. Tự đời Hồ Hán Sương đã lập tòa y viện để chữa bệnh cho nhà vua. Đám quân thứ và các tỉnh cũng đặt ra quan điều hộ để chữa bịnh cho các quan và quân lính.

Về cuối đời nhà Lê, có ông Lê-hữu-Trác là người làng Hiệu Xá huyện Đường Hào (thuộc tỉnh Hải dương), học thức rộng, giỏi về nghề làm thuốc, có tiếng thánh