Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/301

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
302
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

tự trong phát ra hoặc vì huyết khí suy nhược, hoặc vì thất tình không được đều hòa, ăn uống chơi bời quá độ mà sinh bệnh; ngoại cảm là gốc bịnh ở ngoài nhiễm vào, hoặc nhiễm phải phong hàn thử thấp, hoặc lỡ ăn phải độc chất mà sinh bịnh.

Người chữa bệnh cũng chia làm hai môn, một môn nội khoa và một môn ngoại khoa. Môn nội khoa chuyên trị những bịnh đau yếu trong tạng phủ hoặc nhức đầu, đau mắt, sốt rét, ho lao, vân vân... Môn ngoại khoa chuyên trị những bịnh què, gãy, nhọt, ghẻ, vân vân...

Nội khoa phần nhiều là dùng thuốc chén, hoặc công, hoặc bổ, hoặc hạ, hoặc giải; ngoại khoa phần nhiều là dùng thuốc cao, thuốc lá để xoa bóp hoặc châm chích, cắt mổ mà trị bề ngoài.

Cách xem bịnh có bốn phép cốt yếu:

1.— Vọng (trông) là phải xem hình dung người bịnh, coi sắc người thế nào, hoặc xanh vàng, hoặc đen xám, rồi mới đoán được gốc bịnh.

2.— Văn (nghe) là nghe xem tiếng nói người có bịnh hoặc mê hoặc tỉnh hoặc trong hoặc đục để đoán bịnh nặng nhẹ dường nào.

3.— Vấn (hỏi) là hỏi người có bịnh hoặc gia nhân người có bịnh xem căn do bởi đâu mà thành bịnh, hoặc hỏi xem nóng lạnh thế nào và đã uống những thuốc gì để cho biết thêm đích xác.