Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/268

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
269
 

cứ hai câu đầu mỗi câu bảy chữ, mà chữ cuối cùng câu trên phải dùng tiếng trắc, rồi chữ thứ năm câu dưới tiếp theo vần trắc mà hạ xuống tiếng bằng; câu thứ ba sáu chữ, tiếp theo vần bằng, câu thứ tư tám chữ lại tiếp như lối lục bát. Lối này thì bốn câu phải bốn vần, nhưng có khi vần câu đầu không tiếp cũng đươc, các truyện cũng thường dùng lối này.

3.— Biến thể lục bát gọi là lối Phạm Công. Lối này cũng dùng trên sáu dưới tám, nhưng thường chữ thứ tư câu dưới tiếp với vần chữ cuối câu trên. Lối này tay văn-sĩ không mấy khi dùng, chỉ người nôm na hay dùng.

4.— Bài tuồng gọi là lối diễn kịch. Trong lối này có nhiều điệu; mới khởi có mấy câu chúc tụng, gọi là câu giáo đầu; nói chuyện gọi là câu nói. Câu giáo đầu và câu nói, bất cứ dài vắn, hễ hết ý thì thôi, mỗi câu hoặc bốn chữ, năm, sáu, bảy chữ, tùy đặt thế nào cũng được, nhưng cứ chữ cuối câu thứ ba, phải tiếp vần với chữ cuối câu thứ nhì, mà thường câu cuối cùng, hạ vần trắc thì xuống mới mạnh. Tướng mới ra đọc một vài câu gọi là câu xướng, tiên mới giáng đọc một vài câu gọi là câu bạch, xướng và bạch thường dùng lối thơ. Nói dứt lời xuống tiếp theo một câu gọi là câu vãn, câu vãn thường nói tiếp mấy tiếng cuối cùng câu trên rồi xuống một hai câu lục bát. Nói cho bổ ý câu trên hoặc để thi hành câu nói thì gọi là câu loạn, câu loạn hoặc dùng lối thơ, hoặc dùng lối phú, hoặc hai câu thơ rồi xuống một vài câu bốn hoặc năm chữ hoặc câu lục bát tùy ý. Gặp lúc buồn bã mà đọc mấy câu bi ai sầu thảm