Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/266

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
267
 

9.— Bài ký sự: Là những lời ký việc thực sự như trong khi đi chơi, hoặc là ghi chép việc gì như lối sử ký, bi ký, v.v...

10.— Bài tựa: Là bài nói khai mào trên đầu sách, phải xem cho hết ý tứ trong bộ sách mà nói tổng tự lên trên, cho người xem một bài tựa mà đã hiểu đủ ý sách. Tựa cũng có khi dùng để tặng tiễn anh em, kể lai lịch cái ý tứ của mình đối với anh em.

11.— Bài hịch: Là một bài kể tội kể bạn nghịch hoặc là nước địch quốc để xui giục lòng người cho được kích khuyến. Văn hịch thường dùng theo lối tứ lục.

12.— Văn án: Là một bài kết án cho kẻ có tội, cũng thường dùng theo lối tứ lục.

13.— Bài tán: Là một bài tán tụng công đức vua, công đức tổ tiên hoặc mừng quan trên, hoặc ngông thì đề vào ảnh mà mình lại khen mình. Văn tán thường từ đầu đến cuối, dùng toàn bốn chữ, hoặc dùng lối tứ lục hoặc dùng lối nào cũng được.

14.— Bài minh: Là một bài ghi lên trên chỗ ngồi để mình lại khuyên răn mình, hay là để khuyên răn học trò, con cái. Hoặc dùng để ghi chép công đức việc gì, cũng gọi là bài minh. Lối minh cũng thường dùng lối bốn chữ.

15.— Văn tế: Là một bài kể rõ tính nết và công đức của thần thánh hoặc của người mình tế, dùng theo lối phú, mà toàn bài thường chỉ một vần, hoặc dùng lối lưu thủy cũng được.