Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/258

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
259
 

mừng phúng nhau, hoặc khắc gỗ mà treo thờ ở nhà và ở nơi đình miếu chùa chiền.

2.— Thơ: Thơ chia làm nhiều lối: thơ năm chữ gọi là thơ ngũ ngôn, bảy chữ gọi là thất ngôn. Ngũ ngôn, thất ngôn mỗi bài bốn câu, gọi là thơ tứ tuyệt, mỗi bài tám câu gọi là thơ bát cú. Thất ngôn dùng đến tám câu, ngũ ngôn dùng đến mười sáu câu là thường, còn dài hơn nữa thì gọi là thơ tràng thiên.

Thơ không cứ gì nhiều ít câu mà không cứ gì điệu bằng trắc, duy chỉ có vần, thì gọi là thơ cổ thể; thơ chỉ dùng bốn câu, tám câu, mười sáu câu và phải có điệu bằng trắc, có vần, như bốn câu thì phải ba vần, tám câu thì phải năm vần, mười sáu câu thì phải tám hay chín vần, thì gọi là thơ Đường luật. Đường luật nghĩa là thơ ấy mới tự đời nhà Đường đặt ra, rồi sau cứ tuân đó mà làm luật nhất định cho nhà làm thơ.

Điệu bằng, trắc Đường luật chia làm hai thể, một thể bằng, một thể trắc, nay xin lấy cái dấu (—) thế cho tiếng bằng cái dấu (•) thế cho tiếng trắc và dấu (V) thế cho tiếng phải vần mà lục ra sau này:

Ngũ ngôn thể bằng:

1) V
2) V
3)
4) V
5)
6) V
7)
8) V