Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/257

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
258
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

gớm, nay thì nào đường hỏa xa, nào quan lộ, rộng rãi sạch sẽ biết chừng nào. Giáo dục ngày xưa như thế nào, chỉ đua nhau trong sự bút nghiên lều chiếu, còn được nghề gì, nay thì nào trường bách công, nào trường trung đẳng, trí thức mở mang biết chừng nào. Ngày xưa làm gì cho có nghị viện, có báo quán, bây giờ thì mới theo đòi được đôi chút văn minh. Ngày xưa thì làm gì cho có điện báo có ngân hàng, bây giờ thì đã mở mang ra nhiều sự ích lợi.

Nói rút lại thì trong cách chánh trị của ta, thực là nhờ có Đại Pháp mới ra tuồng được hơn trước, chớ như ta thì thực là không có một điều gì là có thể ganh đua được với hoàn cầu. Từ nay về sau, lại mong nhờ nhà nước bỏ hết những thói hủ cho ta, mà dắt ta hẳn cho đến nơi đến chốn đường tân hóa, thì ta mới có ngày mở mặt được ở cõi Á-Đông này.


XIII.— VĂN CHƯƠNG

Văn chương ta nên chia làm hai thể cách, một thể cách theo lối Tàu và một thể cách riêng theo lối của ta.

THỂ CÁCH THEO LỐI TÀU

1.— Câu đối: Câu đối bốn, năm chữ gọi là tiểu đối; bảy chữ gọi là câu đối thơ, tám chữ trở lên gọi là câu đối phú. Câu đối hai vế phải đối nhau cho chọi từng chữ mới là hay, mà chữ cuối cùng, tiếng bằng thường phải đối với tiếng trắc mới được, ví như trời thì phải đối với đất, sông thì phải đối với núi, v.v... Câu đối thường dùng để