Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/249

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
250
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

các nước có việc gì to cũng phải xin phép đến Giáo-Hoàng. Các vua nối ngôi, được Giáo-Hoàng làm lễ gia miện (đội mũ) cho là vinh hiển lắm. Mà quyền chính trị cũng về tay Giáo hoàng.

Vào hồi thập lục thế kỷ, có người Nhật-nhĩ-man tên là Mã-đinh-lộ-đắc (Martin Lurther) và người học trò tên là Ước-hàn-gia-nhĩ (người Pháp) dựng ra môn giáo mới để phản đối với đạo Thiên chúa, vì thế trong tôn giáo phân ra làm hai đảng đánh nhau chết hại rất nhiều. Giáo Hoàng khi ấy quyền hành không mạnh bằng khi trước, mới tìm cách để truyền đạo ra hoàn cầu.

Đạo Thiên Chúa truyền sang nước ta, kể cũng đã lâu. Cứ trong Quốc sử chép thì đời Nguyên Hòa nguyên niên nhà Lê (1523), người nước Hà-Lan tên là I-nê-Khu, mới bắt đầu đến các địa phương Nam-Chân, Dao-Thủy (thuộc tỉnh Nam-Định) giảng đạo Thiên-chúa. Ở sách tây thì chép rằng: các thầy Dòng bên Âu-châu năm 1615 đến xứ Nam kỳ, 1626 thì đến xứ Bắc-kỳ; các thầy ấy là người nước Pháp, nước Tây-ban-nha và người nước Nhật-nhĩ-man.

Vậy thì đạo truyền sang nước ta, chắc là bắt đầu là người Hà-Lan, mà người các nước là tiếp theo đến sau để truyền giáo cả.

Trong năm 1765, Giáo hội cử thầy Bá-đa-Lộc (Pigneau de Béhaine) sang giảng giáo ở các miền Xiêm-la, Tây-trúc, Cao-man: Năm 1780 thì thầy Bá-đa-Lộc đến miền Biên-hòa, dựng nên nhà thờ để giảng đạo. Năm 1783 Gia-Long bấy giờ là chúa Nam-kỳ, nhân vì đánh nhau với Nguyễn-Huệ bị thua phải tránh nạn, gặp Bá-đa-Lộc ở núi Cà-mau, nói chuyện với nhau vui lòng lắm. Đức Gia-Long mới cậy Ngài đem Hoàng tử Cảnh về cầu cứu