Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/241

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
242
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Nước Tàu từ khi Ban-Siêu (vào đời Hán Võ đế) đi sứ Tây vực trở về thì danh hiệu Phật ở phương Tây, mới thấu đến tai người Tàu. Năm Vĩnh Bình thứ tám đời vua Minh Đế nhà Hán (sau Thiên-chúa sáu chục năm), vua sai người Thái-Tịch sang Tây-Trúc cầu Phật, Thái-Tịch mang kinh Phật và hai thầy tăng là Nghiệp-mã-Đằng, Chúc-pháp-Lan Lạc-Dương, vua sai lập chùa Bạch-Mã để thờ Phật. Về sau có bọn Chi-đầu-Đà, Mã-an-Thế, Khang-mạnh-Tường mới dùng chữ nho mà dịch kinh nhà Phật để dạy người Tàu, các người ấy toàn là người Ấn-Độ đến ở Tàu.

Năm Long-An thứ ba đời vua An-Đế nhà Tần (402) có người Pháp-Hiển qua chơi Ấn-Độ, đi du lịch hơn ba chục nước, rồi tự Tích-Lan đảo vượt bể Nam-Hải, mà về nước. Năm Đại-Thông đời vua Vũ-Đế nhà Lương (532), ngươi Phổ-Văn và ngươi Tuệ-Sinh sang phía Bắc nước Ấn-Độ, đem kinh Phật về nước. Năm Trinh-Quán thứ ba đời vua Thái-Tôn nhà Đường, thầy chùa là Huyền-Trang đi men Tây-Tạng sang Ấn-Độ mua được kinh Phật sáu trăm năm mươi bản. Năm Hàm-Thanh thứ hai đời vua Cao-Tôn nhà Đường (726) thầy chùa là Nghĩa-Tính đi qua bể Nam-Hải sang Ấn-Độ, lấy được kinh Phật bốn trăm bản, ấy đều là người Tàu sang Ấn-Độ.

Đương khi nước ta nội thuộc, người Tàu tôn tín thì người nước ta cũng tôn tín, ấy gọi là chủ đi đường nào thì theo đi đường ấy. Xét khi nội thuộc nhà Lương, có người Lý Phật-Tử, Lý là họ, Phật-Tử là tên, chắc là tục cầu tự di truyền lại, mà thói mộ đạo Phật đã lâu chăng?

Xét ở cựu-sử chép năm Thái-Bình thứ hai đời vua