Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/232

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC XÃ-HỘI
233
 

tin dùng ngài. Đến khi ngài già, trở về nước Lỗ, mở trường học ở nơi Hạnh Đàn để dạy học trò. Ngài san định lại kinh thi, kinh thư, kinh dịch, kinh lễ, kinh nhạc, kinh xuân thu, gọi là lục kinh (sáu bộ sách). Ngài dạy người ta cốt nhất là những điều hiếu, đễ, trung, thứ, tu, tề, trị, bình. Hiếu để thờ cha mẹ cho có lòng thảo thuận, đễ để ở với anh em cho có lòng hòa thuận, trung để thờ vua cho hết lòng, thứ để ở với người ngoài cho biết suy bụng ta ra bụng người, tu là sửa cái nết trong mình, tề là đạo tề gia, trị là đạo trị nước, bình là đạo trị thiên hạ.

Tám điều nói đó là tôn chỉ của đạo ngài. Ngài lại dạy người ta lấy lục nghệ (sáu nghề). Lục nghệ là: Lễ (lễ nghi), nhạc (âm nhạc), xạ (phép bắn cung), ngự (phép cưỡi ngựa), thư (phép viết), số (phép tính). Lễ tức là một cách để giao thiệp, nhạc để dưỡng tính tình, xạ, ngự tức là các thể thao, số tức là toán pháp.

Học trò ngài đông tới ba ngàn người mà vào bực cao hiền được bảy mươi hai người. Trong bọn cao hiền lại duy có Nhan-Hồi, Tăng-Xâm là giỏi hơn hết.

Ngài thọ 73 tuổi thì mất, bấy giờ là ngày 18 tháng hai năm Nhâm Tuất là năm thứ 41 đời vua Kính Vương nhà Châu trước Thiên Chúa giáng sinh 373 năm.

Ngài mất rồi, thì học trò lập đền thờ ngay ở chỗ nhà ngài. Thầy Tăng Tử chép lời ngài soạn ra sách Đại Học, các học trò ghi chép lời ăn nết ở của ngài soạn ra sách Luận Ngữ, để truyền đạo giáo của ngài. Kế đến cháu ngài là thầy Tử Tư soạn ra sách Trung Dung, cách đời ngài 110 năm lại có thầy Mạnh Tử soạn