Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/213

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
214
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Vua quí cũng như Thần long, cho nên phàm đồ dùng của vua, thức gì cũng vẽ rồng. Áo thêu rồng gọi là Long cổn, sập chạm rồng gọi là Long tọa, kiệu vua ngự gọi là Long giá, thuyền vua ngự gọi là Long thuyền, mà sân cùng bệ nhà vua cũng gọi là Sân rồng, bệ rồng.

Duy vua được tự xưng mình là Trẫm, điển ấy do từ Tần-Thủy-Hoàng rồi các vua đời sau đều nói theo tiếng ấy, thành ra một tiếng riêng của vua tự xưng.

Vua lại như cha mẹ của muôn dân, cho nên từ quan đến dân đối với vua đều phải hết dạ trung thành, hết lòng cung kính. Các quan chầu yết tất phải hô vạn tuế, nghĩa là tôn chúc vua muôn tuổi lâu dài. Vua ban ân cho ai một chút gì tất phải bái mạng, (lạy tạ ơn vua). Chiếu sắc, dụ chỉ ban về đâu tất phải rước sách tôn trọng. Ai được mông ơn của vua, dẫu bằng sợi tơ sợi tóc cũng quí, coi như được gội nhuần mưa móc ở chín từng trời.

Vua, trong có phi tần lục cung giúp việc nội trị, ngoài có văn võ bách quan giúp việc ngoại trị. Muôn dân trong nước thì chỉ trông mong về nhân chính của vua mà thôi.

Họ nhà vua gọi là Tôn thất, làng nhà vua gọi là làng Thanh mộc, họ với làng của vua đều được hưởng phần quyền lợi hơn người thường.

Tên húy của nhà vua phải kiêng, không được dùng, mà đặt rồi thì phải cải đi. Phàm tấu sớ văn chương, dùng đến chữ trọng húy thì phải đổi làm chữ khác, dùng chữ khinh húy thì được phép tỉnh hoạch (bỏ bớt một nét); khi đọc đến tên húy phải đọc tránh ra tiếng khác. Học