Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/196

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
197
 

Dân xã tuân hành được như thế thì dẫu bất hạnh gặp phải năm tiêu-khô bạch-lãng cũng không lo gì. Mà may ra thường năm bình yên vô sự, thì chẳng mấy lúc xã có được cái vốn to, muốn sửa sang theo cách văn minh cũng dễ.

Song phép thì hay mà cách thi hành thì khó mà tránh được những tệ đoan. Nào là người thừa hành gian phi hà lạm, nào là dân xã vay không trả nổi, thiếu nợ lôi thôi, nào là người hương chính bất công, dở ngón bòn khoét. Triều đình tuy có cách thưởng phạt, giữ gìn của dân, mà giữ sao cho xuể được khỏi mọt. Té ra cái chính sách rất hay của công dân mà lại thành một mối lợi to cho mấy người hào trưởng.

Trong cuốn tục lệ cải lương của làng Đề-Câu, cách thức lập nghĩa sương tưởng cũng chắc chắn, ai có lòng về hương chính cũng nên xem đó rồi châm chước với tục riêng của làng mình mà làm, có lẽ cũng ích lợi cho dân lắm.

Trích lục mấy điều ra sau này:

ĐIỀU ƯỚC NGHĨA SƯƠNG

Điều thứ nhất.— Nghĩa sương của bản xã chung có bốn thôn:

1) Hạ thôn, 2) Thượng thôn, 3) Châu mỹ, 4) Điện tiền. Cứ chiếu điền bạ ra, ai có cày cấy ruộng công hay ruộng tư trong bản xã phải nộp vào nghĩa sương mỗi một sào một đấu thóc, mỗi mẫu mười đấu, mỗi năm