Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/184

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
185
 

kiết quá, không thể sao lo nổi mới phải xử cách lạt lẽo với làng. Mà trong lòng vẫn áy náy không đành, vì không có của làm cho được bằng mày bằng mặt với làng, người ngoài thì tuy chẳng nói gì, nhưng trong bụng cũng hơi khinh bỉ đôi chút. Còn như người có thể lo được, hoặc có thể vay mượn được thì không mấy người chịu kém cái sĩ diện. Vậy thì tiếng là tùy tiện mà cũng là buộc một cái nợ miệng cho người. Đến như các làng chỉ biết quí trọng miếng ăn, miếng uống, không quản gì nhà hiếu chủ có hay không, dẫu ai đau đớn khổ sở thế nào mặc lòng, hễ có ăn thì còn để cho người ta giữ hiếu nghĩa, không có ăn thì hiếu nghĩa của người ta cũng bỏ. Tục ấy thì là một tục rất thô bỉ, rất hủ bại, rất bạc bẽo, không còn tục nào xấu xa đê tiện bằng tục ấy.

Than ôi! Việc tử biệt là cái cảnh rất thương xót của người ta, mà sự trợ tang thì là một nghĩa vụ của xã hội. Đã gọi là nghĩa vụ thì khi người ta đang đau đớn, có thể giúp được việc gì thì giúp còn tưởng gì đến sự ăn uống, mà hiếu chủ thì đang lúc buồn bã âu sầu, còn bụng nào mà nghĩ đến việc thù tiếp. Vậy mà ép cho người ta phải cỗ bàn khoản đãi thì cái nghĩa vụ cứu giúp lẫn nhau ở đâu?

Mà chẳng qua khó dễ lại phải chịu đồng lần, người ta chịu lúc này, mình lại chịu lúc khác, thành ra trong một làng ai ai cũng mình buộc lấy mình vào vòng cực khổ. Rồi người có thì hao của, người nghèo thì lắm khi thất nghiệp. Có phải là vì một sự ăn uống mà sinh ra cái hại chung cho nhau không?

Vậy muốn bỏ hết tục hủ, tưởng nên đặt ra cách