Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/183

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
184
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

xong rồi lại phải mỗi người cái bánh dầy cái bánh chưng làm phần. Nếu trong nhà bấn túng, chưa thể lo ngay được, thì đến lúc khác cũng phải lo mới xong, gọi là trả nợ miệng. Nhược bằng không lo xong thì đi đến đâu người ta cũng bới móc chê bai. Có nơi nghiệt quá, hễ hiếu chủ có lo được trả bữa cho dân thì dân mới cho chống gậy, nếu nghèo quá không thể lo được thì không được chống gậy. Lại có nơi hiếu chủ còn chịu nợ miệng của dân thì dẫu hết tang ba năm rồi cũng chưa được bỏ đồ hiếu phục, hễ khi nào lo xong thì mới là hết tang chế.

Cũng vì tục ấy mà sinh ra lệ ma sống, ma khô. Ma sống là người có của, sợ mai sau mình mất đi con cái không lo nổi, hoặc con cái nhân lúc cha mẹ còn, muốn lo cho xong nợ làng thì nhân lúc có của cũng theo đủ lệ làng mà làm ma. Về sau dù có dù không thế nào cũng được, không ai chê trách vào đâu nữa. Ma khô là lúc cha mẹ mất chưa thể lo nổi nợ miệng, chờ đến sau khi ba năm đoạn tang cải táng phần mộ, thì mới làm ma mời làng, cũng phải theo đủ lệ như khi mới mất.

*

* *

Cái tục tang ma của ta, hiếu chủ đã có nhiều cách phiên phí, đến như lệ làng lại phiền nhiễu nữa. Các làng có người kiến thức đặt ra cách giản dị để mặc ý nhà chủ liệu thế lực mà làm, tuy cũng để cho dân làng dễ theo, nhưng còn để mặc nhà chủ thì vẫn chưa tiện lắm vì nhân tình ai là không muốn lấy sĩ diện với làng với nước. Để mặc ý cho nhà chủ thì chỉ trừ ra người cùng