Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/172

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
173
 

trường ông đồ, ông khóa thì chỉ dạy hạng ấu học mà thôi. Trẻ con nào học thêm thì phải đến trường trung tập mới học được.

Học trung tập đã kha khá thì lên đến trường đại tập. Trường đại tập là trường của quan Đốc học hoặc ở xa tỉnh thì tập ở trường quan huấn, quan giáo. Hoặc ở trong làng có trường của ông nghè, ông cử mở ra thì cũng gọi là đại tập. Tập tràng ấy phần giảng sách thì ít, mà phần tập làm văn chương thì nhiều. Tập ở đấy giỏi rồi thì mới thi cử được.

Tập văn chương mỗi tháng có 4 kỳ, cho học trò đem về nhà mà làm, hạn cho năm, sáu hôm thì đem nộp, gọi là văn thường kỳ. Mỗi tháng lại phải có hai kỳ học trò phải hội lại một chỗ, hoặc tại nhà ông thầy hoặc tại nơi đình chùa, làm văn hạn cho trong một ngày phải xong, gọi là văn nhật khắc. Văn chương làm xong, nộp để ông thầy chấm quyển, hễ văn nào hay nhất thì thầy phê ưu hạng, hay vừa thì phê bình hạng, tầm thường thì phê thứ hạng, kém lắm thì phê liệt hạng, mỗi tháng cứ ngày mồng một, ngày rằm thì học trò hội cả lại nhà ông thầy bình văn, nghĩa là trong các quyển văn học trò, có quyển nào ưu bình thì thầy cho học trò ngâm nga cao tiếng lên, để cho ai nấy đều nghe mà bắt chước.

Mỗi năm có khoa thi thì học trò trong làng rủ nhau làm văn hội, mỗi tháng định mấy kỳ hội làm văn nhật khắc với nhau, rồi nhờ thầy chấm quyển hoặc nhờ người nào có danh giá chấm giùm. Quyển văn hội làm giả cách thi, cũng đóng dấu mặt dấu kiềm, dấu giáp phùng, dấu nhật trung, y như thể thức quyển thi. Văn nào hay cũng đem hội với nhau. Văn hội thường