Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/165

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
166
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

Lúc bổ thì cứ chiếu sổ đinh ra mà bổ, ai là dám rằng không đóng, song đến lúc thu, nào là những kẻ cùng khổ, dẫu dỡ cả nhà nó xuống cũng không đủ tiền thuế của mấy bố con nó, nào là những anh ngang ngược, cứng đầu cứng cổ, thu nó hãy chịu, khi nào có tiền nó đưa, mà biết bao giờ nó có tiền, bắt nó thì lý dịch bắt không nổi, thưa kiện nó thì lại sợ lôi thôi về sau, đó cũng thiệt hại đến lý trưởng, ấy là ba điều tệ.

Thuế điền nhà nước đã có phép nhất định, nhưng các hạng có thế lực thì ruộng hạng nhất cũng xuống hạng ba, người nào kém vai vế thì ruộng hạng ba cũng lên hạng nhất. Mà nhất là những ruộng phụ canh, lý dịch thường lấy nặng gấp hai gấp ba lần, những người biết lý luật thì bọn họ còn e ít nhiều, còn người hiền lành ngu si thì họ bảo sao cũng phải chịu, ấy là bốn điều tệ.

Các làng chia ra làm hai ba thôn, cứ lệ tiền cổ thì lắm nơi đồng cư biệt nạp, nghĩa là ở lẫn với nhau, nhưng mà nộp thuế thì phận thôn nào thôn ấy nộp. Giá cứ nhân số các thôn đều nhau thì dẫu biệt nạp cũng chẳng sao, nhưng mà khi trước đều nhau, mà nay thì có thôn thêm nhiều đinh, có thôn giảm bớt đinh, nếu cứ chiếu lệ thôn nào xưa nay phải chịu bao nhiêu, bây giờ lại phải chịu bấy nhiêu, thì nhiều nơi cùng trong một xã mà thôn này đóng nhẹ thôn kia đóng nặng hơn tất phải phân bì ta oán. Nếu hợp lại cả hàng xã mà đóng đều với nhau thì bên kia chẳng qua mỗi người thêm lên dăm xu một hào mà bên này mỗi người đỡ được dăm bảy hào bạc, chẳng lợi hại là bao nhiêu mà trong một xã đều được quân bình. Nhưng bọn kỳ mục bên đóng nhẹ mấy người chịu nghe, họ chỉ được