Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/135

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
136
VIỆT-NAM PHONG-TỤC
 

có giá, có quyền ăn nói. Tư gia ai có việc gì mời đến làng, tất phải mời hạng ấy trước. Mà việc tế tự trong làng, nhiều nơi chỉ hạng ấy mới được dự. Ai có việc tang ma, mời được quan viên trợ lễ đã là vinh.

4.— Lão hạng: Những người từ năm mươi đến năm mươi lăm tuổi trở lên gọi là Lão hạng cũng có lệ khao vọng. Trong lão hạng từ 60 tuổi trở lên, được miễn trừ sưu dịch gọi là lão nhiêu, hoặc gọi là bô lão. Già hơn nữa mà đứng vào hàng thứ tư trong làng trở lên thì gọi là cụ cả, cụ hai, cụ ba, cụ tư, gọi chung là tứ trụ. Lên bực tứ trụ cũng phải vọng một lần nữa, đến lúc lên chân cụ cả lại phải vọng. Tứ trụ ra đến đình đám, dân làng cũng trọng, nhiều nơi ngôi thứ ngồi trên hàng quan viên nhưng không có quyền ăn nói gì, gọi là sống lâu lên lão làng mà thôi.

5.— Dân đinh: Những người từ 13 tuổi trở lên đến 49 tuổi, gọi là dân đinh. Hạng này theo dưới hàng bô lão, ra vai gánh vác phu phen tạp dịch. Ai nhiều tuổi hơn, khi có việc tang ma, vào chấp lệnh, gọi là hàng linh, còn tổng chi gọi là giai hạng.

Lão hạng, dân đinh, phần nhiều là hạng lương thiện, chỉ biết chăm việc làm ăn, theo đòi đóng góp với làng, bảo xôi ừ xôi, bảo thịt ừ thịt, miễn là được yên phận cho mình làm ăn là đủ, còn công việc làng nước, phó mặc người đàn anh khu xử, không muốn việc gì lôi thôi tới mình. Chỉ khi nào có công việc đình đám hoặc việc tư gia, đóng vai đi ăn uống mà thôi.

6.— Ti ấu: Từ sáu, bảy tuổi trở lên đến mười ba, mười bảy tuổi là hạng ti ấu. Hạng này vọng ngôi