Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/120

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
121
 

mỗi buổi chiều thì thỉnh ba hồi chuông, rồi mới tụng kinh niệm Phật.

Sau chùa có tĩnh thờ chư vị và có nhà thờ Tổ. Nhà thờ Tổ là nơi những tăng ni tu hành ở đó, về sau mất đi nhà chùa tô tượng để thờ. Lại có nhà hậu để thờ những người mua hậu chùa, cứ đến ngày giỗ thì nhà chùa phải giỗ. Có phòng riêng làm chỗ nhà Sư ở gọi là nơi trụ trì, có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là nhà phương trượng. Phía sau thì là nơi mộ tháp của tăng ni.

Chùa lắm nơi danh lam thắng tích cách thức to tát rộng rãi, phong cảnh thanh thú vô cùng. Nhưng cũng nhiều nơi ở giữa quãng đồng không, hoặc ở bên sườn núi xa thắm, vài ba gian tiều tụy lơ thơ, quanh năm ít người thăm viếng thì lại là nơi cô tịch quá.

Chùa phải có nhà sư ở, sư nam gọi là tăng, sư nữ gọi là ni. Chùa nào không có tăng ni thì có một thầy tu, gọi là thầy già lam, để coi việc đèn hương cúng cấp.

Dân làng mỗi năm về những ngày đoan dương chính đán thì dùng lễ oản chuối đem đến lễ Phật. Về ngày giỗ sư tổ, dân làng cũng đem vài buồng cau và một vài đồng bạc đến lễ giỗ. Những khi dân đến, chùa thường phải làm cỗ chay khoản đãi.

Cỗ chay dùng toàn đậu, bột khoai, vừng chế ra nấu các thức, cũng đủ giò, chả, bóng, mực, v.v...

Còn về phần nhà chùa thì mỗi tuần rằm, mồng một phải xin oản cúng Phật: Cúng rồi chia cho các vãi mỗi