Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/102

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
103
 

đựng thuốc, gọi là khố bao khăn vắt. Điển ấy là vì khi xưa thần đi đánh giặc lội qua sông, cho nên chiếu điển mà làm như vậy.

Đằng sau kiệu thì là các bô lão, các viên chức trong làng, mặc áo thụng đi hộ giá. Ai có một chút phẩm hàm, mặc cái áo có bố tử, che cái lọng xanh, có vài đứa đầy tớ cắp điếu tráp đi hầu để ra người danh diện.

Long-đình và kiệu có khi biết bay, nghĩa là những khi người khiêng hoặc người đi xem ngoài đông quá, xô đẩy nhau không kềm giữ cho xuể, rồi mỗi người đi mau một bước, thành chạy chúi ra bên cạnh đường, hoặc chạy rẽ ngược, chạy rẽ xuôi. Tục thì tin là Thánh mừng hoặc giận mà bay, đổ xô nhau vào khấn, cũng khí nực cười.

Kiệu rước đi qua núi, khi lên khi xuống phải bò. Lúc bò thì các đô-tùy xúm quanh đỡ lấy, lên xuống rất êm, dẫu lấy bát nước để trên kiệu cũng không đổ được.

Rước đi đường xa phải có chỗ trí kiệu, để cho người đi rước nghỉ ngơi ăn uống, đoạn rồi lại rước đi.

Đám rước to thì có phường tuồng vẽ hề đeo mặt nạ đi đón đường. Có đám dùng điển tích mà rước, như làng Yên Lãng rước qua đền Lại-Điên thì chỉ cờ bắn pháo thăng thiên vào trong đền để tỏ sự báo thù; tổng Phù-Đổng thì dùng hai mươi tám người con gái đóng tướng để ghi sự đánh giặc, v.v...

Rước xong về đến đình thì tế lễ. Lễ phải có thứ tự, người chức tước lễ trước, rồi đến các bô lão, các viên