Trang:Viet Nam phong tuc.pdf/100

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
NÓI VỀ PHONG-TỤC HƯƠNG-ĐẢNG
101
 

nào là bát bửu, dùi đồng, phủ việt, tay văn, tay võ, biển tỉnh túc, biển hồi tỵ, ở giữa thì một người vác một biển bồ dục, đề mấy chữ « Thượng đẳng tối linh » hoặc đề chữ « lịch triều phong tặng ». Người cầm biển ấy phải mặc áo thụng, có lọng che.

Kế đến là phường đồng văn, một vài người cai cầm trống khẩu, một người cầm thanh la, hai người đội nón giấu thắt lưng bó que, cầm sinh tiền; bảy, tám đứa mặc áo nẹp đỏ, mỗi đứa đeo một mặt trống bản ngang lưng, có đám lại thêm hai đứa con trai ăn mặc giả dạng con gái, mỗi đứa đeo một cái trống cơm gọi là con đĩ đánh bồng. Hễ trống khẩu, thanh la, sinh tiền khởi lên thì trống bản họa lại. Hai con đĩ đánh bồng thì vừa đập trống vừa múa có nhịp nhàng, có khúc có điệu. Có nơi dùng điệu cà rùng (điệu trống hành quân khi xưa) thì một người điểm trống lớn, năm, bảy mặt trổng nhỏ họa lại.

Kế đến một người mặc áo thụng cầm lá cờ vóc thêu chữ lệnh gọi là cờ vía, có lọng vàng che, cờ ấy tức là cờ tướng lệnh của thần, tôn quí lắm.

Kế đến ba người đội nón dấu, thắt lưng bó que, mỗi người cầm một thanh gươm cẩn, gọi là gươm dàn mặt cũng là lệnh kiếm của thần.

Kế đến bọn tài tử độ bảy tám người, người thì thổi sáo, người thì gảy đàn, người thì kéo nhị, đánh tiêu, gõ cảnh, gẩy đàn tam, thổi kèn, v.v...

Phường đồng văn thì quanh đi quẩn lại có ba nhịp