Nhưng đến lúc vào trong buồng ngồi một mình, thì hai hàng nước mắt chứa-chan, buồn vì nỗi nước đổ nhà tan, thân mình phải nhiều nỗi gian-truân.
Người Pháp đem vua Hàm-nghi xuống tàu về Thuận-an, rồi đem sang để ở bên xứ Algérie, là xứ thuộc-địa của nước Pháp, ở phía bắc châu A-phi-lỵ-gia, mỗi năm cấp cho 2 vạn rưỡi phật-lăng[1].
Tên Trương quang Ngọc được hưởng hàm lĩnh-binh, tên Nguyễn đình Tình cũng được thưởng hàm quan võ. Còn bọn thủ-hạ, đứa thì được thưởng hàm suất-đội, đứa thì được thưởng mấy đồng bạc.
Tôn-thất Đạm ở ngàn Hà-tĩnh, nghe tin vua Hàm-nghi bị bắt, bèn hội cả bọn tướng-sĩ lại, truyền cho ra thú để về làm-ăn, rồi viết hai bức thư: một bức để dâng vua Hàm-nghi, xin tha lỗi cho mình làm tôi không cứu được vua, và một bức gửi cho thiếu-tá Dabat, đóng ở đồn Thuận-bài xin cho bọn thủ-hạ ra thú. Viết xong thư rồi, Tôn-thất Đạm nói rằng: « Bây giờ người Pháp có muốn bắt ta thì vào tìm thấy mả ta ở trong rừng! ». Đoạn rồi thắt cổ mà tự-tận[2].
Ông Tôn-thất Thuyết làm đại-tướng mà cư-xử ra một cách rất hèn-nhát không đáng làm người trượng-phu chút nào. Nhưng hai người con thì thật là bậc thiếu-niên anh-hùng, có thể che được cái xấu cho cha vậy.
Quan đề-đốc Lê Trực 黎 直 cũng đem hơn 100 quân ra thú ở đồn Thuận-bài. Triều-đình ở Huế xem cái tờ xin ra thú, thấy lời-lẽ của quan đề-đốc cũ nói khảng-khái, không được khiêm-tốn, có ý muốn bắt tội, nhưng người Pháp
- ▲ Hiện nay vua Hàm-nghi còn ở Algérie, và đã lấy một người nước Pháp, được mấy đứa con.
- ▲ Hai bức thư ấy dịch ra chữ Pháp in ở trong sách « Empire d'Annam » của đại-úy Gosselin. Lời-lẽ thì thật là cương-nghị đáng bậc thiếu-niên anh-hùng. Nhưng vì thư ấy đã dịch ra chữ Pháp nếu nay lại theo chữ Pháp mà dịch ra chữ ta thì sợ không đúng với bản chính, cho nên không đem vào đây.