Trang:Viet Nam Su Luoc 2.pdf/187

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

chữ Việt lên trên, gọi là Việt-nam 越 南 để cho khỏi lầm với tên cũ.

Đến năm giáp-tí (1804) Thanh-triều sai quan án-sát-sứ tỉnh Quảng-tây là Tề bố Sâm 齊 布 森 sang tuyên phong. Đoạn rồi, vua sai Lê bá Phẩm 黎 伯 品 làm chánh sứ đem đồ cống sang tạ và từ đó cứ chiếu lệ ba năm một lần sang cống.

Đồ cống-phẩm là:

Vàng
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
200 lượng
Bạc
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
1000
Lụa và cấp mỗi thứ
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
100 cây
Sừng tê giác
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
2 bộ
Ngà voi và quế mỗi thứ
.  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .  .
100 cân

9. VIỆC GIAO-THIỆP VỚI NƯỚC CHÂN-LẠP VÀ NƯỚC TIÊM-LA. Nguyên lúc còn Lê-triều thì chúa Nguyễn vẫn giữ quyền bảo-hộ nước Chân-lạp. Sau vua nước ấy là Nặc ông Tôn[1] bị anh em hiếp-chế, phải chia quyền ra làm ba, để cho Nặc ông Vinh làm vua đầu, mình làm vua thứ hai, em là Nặc ông Thâm làm vua thứ ba. Được ít lâu Nặc ông Vinh giết cả Nặc ông Tôn và Nặc ông Thâm giữ lấy quyền làm vua một mình.

Lúc bấy giờ Nguyễn-vương còn ở Gia-định mới sai Đỗ thanh Nhân 杜 清 仁 sang đánh Nặc ông Vinh và lập con Nặc ông Tôn là Nặc ông Ấn 匿 翁 印 lên làm vua. Nặc ông Ấn bấy giờ mới có 8 tuổi. Nguyễn-vương sai Hồ văn Lân 胡 文 璘 ở lại bảo-hộ. Nhưng đến khi đất Gia-định thất thủ quyền bảo-hộ nước Chân-lạp thuộc về nước Tiêm-la.

Năm bính-thìn (1796), Nặc ông Ấn mất, truyền nôi lại cho con là Nặc ông Chân 匿 翁 禎. Vua Tiêm-la sai sứ sang phong, như thế là vua Chân-lạp phải thần-phục vua Tiêm-la.

Đến năm đinh-mão (1807) Nặc ông Chân lại bỏ Tiêm-la mà xin về thần-phục vua Việt-nam ta, theo lệ cống tiến, cứ ba năm một lần.

  1. Xem ở chương VI.