chùa chiền núi non, khe suối hoa trúc, chẳng đâu là chẳng đến; nhà ai có rượu ngon, đàn hay, chẳng đâu là chẳng qua; ở đâu có sách vở múa hát, chẳng đâu là chẳng xem. Tự khi ở Lạc-xuyên, có người mời đi ăn tiệc đâu, thường thường cũng đi. Mỗi khi mát giời, hoặc lúc có giăng, có tuyết, bạn bè đến chơi, tất là lau hồ rượu, mở tủ sách, thơ rượu thích chí rồi thì vớ lấy đàn gẩy một khúc « thu-từ »; nếu hứng nữa thì sai trẻ nhà hòa nhạc, cùng tâu một khúc « nghê thường võ y »; nếu vui nữa thì sai con hát hát vài khúc « Dương liễu chi », phóng tình vui vẻ, kỳ đến say khướt rồi mới thôi. Đôi khi thừa hứng đi bộ sang láng diềng, hoặc chống gậy đi trong làng, hoặc cưỡi ngựa chơi chốn đô ấp, hoặc ngồi song loan chơi ngoài đồng nội. Trong song loan để một cái đàn, một cái gối, vài quyển thơ của ông Đào ông Tạ, hai bên đầu tay song loan, treo hai hồ rượu, tìm nơi có sông núi, tùy tình dạo xem, ôm đàn giốc bầu, hết vui rồi giở về. Như thế 10 năm, trong khoảng đó ngâm thơ ước hơn nghìn bài, ngày nấu rượu ước trăm hộc, mà trước sau hơn 10 năm ấy không kể. Vợ con thấy uống nhiều quá thì lo mà ngăn can hai ba lần. Tiên-sinh nói: Phàm tính người ta ít người được trung-bình, tất có đam mê về một việc. Ta cũng không giữ được mực trung-bình. Nếu chẳng may mà ta hám lợi, làm nên giầu có, của cải chứa nhiều, cửa nhà lộng lẫy, để mua lấy vạ làm hại cho thân mình thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm cho phá gia bại sản, để đến nỗi vợ con đói rét thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám sự thuốc men, nấu cao luyện đan, để đến nỗi không thành thuật gì, có điều nhầm nhỡ thì làm thế nào? Nay ta may không hám các sự ấy, mà chỉ thích chí ở trong cuộc rượu câu thơ, phóng túng thì phóng túng thực, nhưng có hại gì, chẳng còn hơn ba sự kia rư? Bởi thế Lưu-bá-Luân thấy vợ nói mà không nghe Vương-vô-Công chơi ở làng say mà không về vậy.
Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: Ta sinh ở trong giời đất, tài và hạnh kém cổ-nhân xa; song giầu