Trang:Viet Han van khao.pdf/91

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 79 —

nghĩa cho lắm. Mỗi khi có chỗ nào hội-ý thì mừng hớn-hở mà quên ăn. Tính lại thích rượu, nhà nghèo không có luôn mà uống; thân-bằng biết ý, thường khi đặt cuộc rượu mà mời đến uống. Uống phải đến say mới nghe. Say rồi lui về, hoặc về hoặc ở, thế nào cũng được, chưa khi nào ngần ngại chút nào. Tường vách tiêu điều, không che kín được gió và mặt trời. Đeo cái áo cộc rách, rá cơm bầu nước thường không có gì, vẫn vui vẻ như thường vậy. Lại hay làm văn-chương để cầu vui, và để tỏ cái chi của mình, quên hết cả sự hay dở, cứ thế mà trọn đời.

Tán rằng: Kiềm lâu có nói: « Không ngậm ngùi ở sự nghèo hèn, không nóng nẩy ở đường phú quí ». Ngẫm lời ấy hầu cũng như bậc người này.

Ngâm chén rượu, ngâm câu thơ, để cho vui lòng, người đó là dân của họ Vô-hoài rư? là dân của họ Cát-thiên rư?

(Cổ văn)

Túy-ngâm tiên-sinh là người quên cả họ tên quan tước làng mạc, hồ đồ mình không biết mình là ai nữa. Làm quan 30 năm, gần già, lui về ở đất Lạc-hạ. Chỗ ở có 5, 6 mẫu ao, vài nghìn cây tre với vài chục gốc cây cối. Lầu gác sân tường, đủ cả mà nhỏ. Tiên-sinh an tâm mà ở đấy. Nhà tuy nghèo, không đến nỗi đói rét, tuổi tuy già chưa đến nỗi lẫn cẫn. Tính thích rượu, hay nghe đàn, hay ngâm thơ. Phàm những khách đàn, thơ, rượu, chơi bời với nhau rất nhiều. Ngoài sự chơi đó, đem lòng mộ về đạo Phật, học thấu các phép tiểu-thừa, trung-thừa, đại thừa[1], cùng với nhà sư núi Tung-sơn làm bạn « không môn », với Vi-Sở làm bạn sơn thủy, với Lưu-mộng-Đắc làm bạn thơ, với Hoàng-phủ-Minh làm bạn rượu. Mỗi khi gặp nhau thì vui vẻ mà quên về. Gần Lạc-thành trong ngoài sáu bẩy mươi dặm, phàm chỗ nào có


  1. Ba phép màu-nhiệm của đạo Phật.