từ đoạn sau trở đi thì thay lời người đời xưa, chớ mình không được nói nữa. Đoạn thứ ba gọi là đoạn khởi giảng, thay lời thánh-hiền mà nói bao quát cả ý đầu bài; cuối đoạn này phải có một câu nói tiếp lên trên mà mở cho đoạn dưới gọi là câu lĩnh-mạch; đoạn thứ tư là đoạn khai-giảng; phải có hai vế đối nhau, nghĩa là nói khai cái ý đầu bài. Đoạn thứ năm chỉ hoàn lại một câu đầu bài, gọi là câu hoàn-đề. Đoạn thứ sáu gọi là đoạn trung-cổ (vế giữa) thích thực nghĩa đầu bài; đoạn thứ bẩy gọi là hậu-cổ (vế sau), nghị luận thêm cho rộng nghĩa. Hai đoạn trung-cổ hậu-cổ đều phải đặt hai vế đối nhau, dài hơn đoạn khai-giảng một chút. Đoạn thứ tám gọi là đoạn kết-tỵ, cũng hai vế mỗi vế độ hai ba câu, rồi thúc lại một câu nữa là hết.
Lối lưỡng-phiến là toàn bài chỉ làm hai vế đối nhau. Khi nào gặp đầu bài có hai vế đối nhau sẵn, thì làm theo lối này, trừ ra câu phá câu thừa thì cũng theo như lối bát-cổ, còn từ khởi giảng trở xuống thì chia ngay đôi vế mà làm. Lối tản-hành là khi nào gặp đầu bài ý tứ rộng rãi, thì có tứ gì cứ tả ra, bất cứ là mấy đoạn, mà mỗi đoạn chỉ có giăm ba câu đối nhau cũng được. Hai lối ấy tuy khác với lối bát-cổ, song đại ý cũng phải theo khai thừa chuyển hợp như lối bát-cổ.
Câu phá. — Nói nhỏ tình riêng cùng mẹ muốn sao muốn quá thế vậy!
Câu thừa.— Phù, lấy chồng chi sự, người ta ai cũng thường muốn vậy; nãi muốn nhi chi ư nói với mẹ, muốn sao muốn gớm muốn ghê, gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao?
Khởi giảng.— Tưởng khi phàn nàn cùng mẹ rằng: nhất âm nhất dương, nãi thiên địa cổ kim chi đạo, mà nghi gia nghi thất, thực thế gian duyên kiếp chi thường. Rê