Trang:Viet Han van khao.pdf/19

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 7 —

Trong lối thơ cũng phân ra làm nhiều thể cách riêng: Thơ 5 chữ gọi là ngũ-ngôn, thơ 7 chữ gọi là thất-ngôn. Ngũ-ngôn, thất-ngôn mỗi bài 4 câu gọi là tứ-tuyệt, mỗi bài 8 câu gọi là bát-cú. Thất-ngôn dùng đến 8 câu, ngũ-ngôn hoặc dùng 8 câu hoặc dùng 16 câu là thường còn dài hơn nữa gọi là thơ tràng thiên, hoặc gọi là hành.

Ngũ-ngôn, thất-ngôn không cần điệu bằng trắc, duy chỉ có vần thì gọi là cổ thể; cần phải dùng đến điệu bằng trắc thì gọi là Đường luật. Đường luật nghĩa là luật ấy từ nhà Đường mới đặt ra, rồi sau cứ tuân đó mà làm luật nhất-định cho nhà làm thơ.

Muốn biết điệu bằng trắc thì trước hết phải biết cách đánh vần. Cách đánh vần: ví dụ muốn biết tiếng « Thiên » là vần gì thì phải nói « Thiền thiên thiến thiển thiện »; muốn biết tiếng « Địa » là vần gì thì phải nói « Đìa đia đía đỉa địa »; cứ hai tiếng đầu mở mồm thấy ngay là tiếng bằng và ba tiếng sau cùng hút lại là tiếng trắc. Vậy thì tiếng bằng tức là tiếng trong chữ quốc ngữ có dấu huyền «  » và các tiếng không có dấu; mà tiếng trắc thì là các tiếng có dấu sắc «  » hỏi «  » nặng «  » ngã «  ».

Nay lấy chữ B thay vào tiếng bằng, chữ T thay vào tiếng trắc, chữ V thay vào tiếng vần mà kể mấy thể bằng trắc trong Đường luật ra sau này:


Ngũ-ngôn thể bằng

1∘ B B T T V
2∘ T T T B V
3∘ T T B B T
4∘ B B T T V
5∘ B B B T T
6∘ T T T B V
7∘ T T B B T
8∘ B B T T V