Trang:Viet Han van khao.pdf/189

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 177 —

Và câu:

Chọc giời quẩy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Những câu đó như vẽ ra một tấm lòng ngang tàng khảng khái của một tay hào kiệt đội giời đạp đất ở đời.

Tiếc thay một đóa trà-my,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.

Sự thô tục mà tỏ ra thanh nhã biết là chừng nào!

Sợ gan nát ngọc liều hoa.
Mụ về trông mặt nàng đà quá tay.

Sự ghê gớm mà tả ra nhẹ nhàng biết là chừng nào!

Lại như những chỗ tả ngón đàn, mỗi chỗ tả một khác mà chỗ nào cũng thần tình; những chỗ tả lòng thương nhớ mỗi đoạn tả một tứ, mà tứ nào cũng não nùng. Nói rút lại thì trong toàn thiên chữ nào cũng êm, câu nào cũng thoát, đoạn nào cũng dồi dào ý tứ, tả đến tinh-thần, nhời thì nhẹ nhàng mà ý thì bát ngát, càng đọc càng thấy hay, càng nghe càng thấy thú, không khi nào chán được, thực là văn-chương tuyệt phẩm của nước Nam ta!

Thứ nhì là văn « Chinh-phụ-ngâm » và văn « Tần-cung-oán ». Hai chuyện này cũng luyện từng câu từng chữ. Song mỗi chuyện hay riêng một cách: Chinh-phụ-ngâm thì tài về cách phiên dịch, thần hóa được câu nguyên văn chữ nho mà không thiếu ý nào, bút lực cứng cỏi mà giọng văn trôi chẩy; Tần-cung-oán thì hay về công đặt để, gọt từng chữ, chuốt từng lời, rực rỡ như vẻ gấm màu hoa, réo rắt như cung đàn tiếng địch. Song nhời văn khí nặng nề khổ khắc, tựa như mỗi chữ là một khối tâm huyết tỏ ra. Tưởng đúng vào một câu Kiều:

Rằng hay thì thực là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào?