Trang:Viet Han van khao.pdf/178

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 166 —

kiếm », « Thủy-hử » v. v. thì toàn là văn hoang đường, người làm chuyện bịa đặt ra những sự vô lý, muốn làm cho vui tai mắt người ta, mà té ra hại đến tâm thuật của người ta, vì những sự hoang đường ấy, dễ làm cho kẻ ngu si mê tín mà rồi thành ra cứ mơ màng những chuyện hão huyền. Vả văn-chương các chuyện ấy, phần nhiều là văn non nớt, tự sự lôi thôi, tưởng không phải là của tay danh bút làm ra. Duy chỉ có bộ « Tây-du » thì còn có tư-tưởng riêng, người xem văn phải hiểu cái ý ngoại thì mới biết lý thú; mà bộ « Hậu tây-du » thì lại lý thú hơn. Ngoại giả thì không còn bộ nào gọi là hay được.

Văn kinh-nghĩa đến Nguyên-mặc thì hay thực, nhời văn rền rĩ mà ý tứ rộng rãi, đọc lên kêu như chuông như khánh; mà nhất là các bài tiệt-thượng tiệt-hạ, nghĩa là những bài lửng lơ ở giữa câu, nói chưa hết ý mà cũng làm cho lọn nghĩa được mới là tài tình. Song nghề văn ấy chỉ chuyên dụng công về đặt để cho đẹp đẽ câu văn, thường có khi cầu kỳ quá mà mất cả nghĩa tự nhiên của kinh truyện, hoặc là ngắt câu nọ nhằng với câu kia, làm cho không thành nghĩa lý gì, đó cũng là một cái tệ đoan vậy.

Các nhà thi-sĩ như Trịnh-Hậu, Chu-lâm-Tu, Tôn-thiềm-Phong, v. v. cũng đều là danh bút trong một thời; các nhà bình phẩm như Vương-thánh-Thán, Ngũ-hàm-Phân, Lâm-tây-Trọng, Quá-thương-Hầu v. v. cũng đều là những tay đại gia; các nhà nghị luận như Kỳ-quỳnh-Sơn, Phan-Vinh v. v. cũng đều là những tay đại nho, các người đó đều có văn-chương lưu truyền đến giờ.

Cuối thời Thanh, người Trung-quốc lại hấp thụ được lối học Âu-Mỹ, hai cái lý tưởng mới cũ dồn lại mà đúc nên văn tràng-giang đại-hải của Khang-Lương, làm cho dân Trung-quốc đã hơi tỉnh được giấc mơ màng. Từ đó đến giờ thì văn Tầu đã dần dần biến thành một lối mới, mà thay cho những lối kinh nghĩa, phú lục khi xưa vậy.