và con sâu « hoàng-khuyển », mới phục câu văn của An-Thạch. Song dẫu có nghĩa mặc lòng, cũng là tính hiếu kỳ mới đặt câu văn làm cho ai cũng phải ngạc nhiên như thế.
Thơ của Tô-đông-Pha chỉ trích về thời sự có câu rằng:
Độc thư vạn quyển bất đọc luật,
Trí quân Nghiêu Thuấn chung vô thuật.
Nghĩa là đọc sách muôn quyển mà không học luật, cũng không tài nào giúp được vua cho bằng vua Nghiêu vua Thuấn.
Lại có câu rằng:
Khởi thị văn Thiều[1] vong nhục vị,
Nhĩ lai tam nguyệt thực vô giêm.
Nghĩa là há phải nghe nhạc Thiều mà quên mùi thịt, chỉ vì ba tháng nay không có muốn ăn.
Lại như bài:
Trượng lê phù phạn khứ thông thông.
Quá nhãn thanh tiền chuyển thủ không.
Mãi đắc nhị đồng tiếu âm hảo,
Nhất niên cường bán tại thành trung.
Nghĩa là chống cái gậy gỗ lê, mang cơm, lật đật mà đi lĩnh tiền vay của nhà vua, nhưng đồng tiền vay đó chỉ qua mắt rồi lại tay không ngay. Lúc mới vay thì cũng mua được cái vui cười cho đám trẻ một lúc, song biết đâu vì đó mà trong một năm phải quá nửa năm làm việc vất vả ở trong thành.
Mấy câu này của Tô-công, câu trên có ý chê thời đó trọng về luật học; câu thứ hai có ý chê thời đó thuế má nặng nề, đến nỗi không có muối ăn; bài sau cũng có ý chê thời đó cho dân vay tiền đến nỗi dân phải khổ sở. Song giọng thơ thì toàn là giọng nói mát, mỉa mai. Tiên-sinh cũng vì những thơ ấy mà đắc tội với người cầm quyền bấy giờ.
- ▲ Nhạc Thiều là khúc nhạc của vua Thuấn, đức Khổng-tử nghe khúc nhạc ấy, ngài mải vui đến nỗi ba tháng giời ngài quên cả mùi ăn thịt.