Trang:Viet Han van khao.pdf/174

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 162 —

Nghĩa là nửa mẫu ao vuông trong như một cái gương, lấp lánh những ánh sáng của giời và bóng đám mây. Hỏi vì cớ sao mà được trong như thế, vì là có nước trong ở đầu nguồn chẩy lại. Bài này là nói ví với đức tính của người ta, vì trong bụng trong trẻo, không có tục lụy đục vẩn, cho nên trí khôn sáng láng như gương.

Bài vịnh cảnh xuân.

Thắng nhật tầm phương Tứ thủy tân,
Vô biên quang cảnh nhất thời tân.
Đẳng nhàn thức đắc đông phong diện,
Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân.

Nghĩa là gặp ngày mát giời đi dạo cảnh trên sông Tứ, xem ra những quang cảnh đều mới mẻ cả. Nhân đó mà biết được mặt gió đông, muôn tía nghìn hồng đều là xuân cả. Bài này nói đi chơi xuân mà tỏ được sinh ý của giời đất. Đó là những nhời đạo lý. Song thời bấy giờ, văn của Vương-an-Thạch thì hay có ý cầu kỳ, văn của Tô-đông-Pha thì hay có ý mỉa mai. Xem như Vương-an-Thạch có câu:

Minh-nguyệt sơn đầu khiếu,
Hoàng-khuyển ngọa hoa tâm.

Minh-nguyệt là giăng sáng, sơn đầu khiếu là kêu trên đầu núi; hoàng-khuyển là con chó vàng, ngọa hoa tâm là nằm trong ruột cái hoa. Giăng làm sao lại kêu, chó làm sao lại nằm được ở trong hoa, rất là vô lý. Bởi vậy Tô-đông-Pha chữa lại rằng:

Minh-nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng-khuyển ngọa hoa âm.

Nghĩa là giăng sáng soi trên đầu núi, chó vàng nằm ở dưới bóng hoa. Chữa một chữ « khiếu » ra chữ « chiếu », một chữ « tâm » ra chữ « âm » thì thành ra một câu có nghĩa. Song nghĩa đó thì thiển quá, không còn gì làm lạ nữa. Cho nên Vương-an-Thạch cười Tô-công là kiến thức hẹp hòi. Về sau nhân Tô-công có lỗi, An-Thạch đầy ra một nơi. Tô-công đến đó, mới biết có con chim « minh-nguyệt »