Trang:Viet Han van khao.pdf/166

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 154 —

tây đến Quan-lãng, chỗ nào cũng có đại-nho kéo ra từng lũ, tranh nhau mà giảng diễn những nhời nghĩa lý, nào là giải nghĩa chữ « thái-cực » nào là giải nghĩa chữ « thành » nào là giải nghĩa chữ « trung », chữ « thứ », chữ « tính mệnh », chữ « khí chất » chữ « thiên lý », chữ « nhân dục » v. v. Các chữ ấy đều là các nghĩa tinh vi yếu ước của thánh-môn giảng học, nhờ có nghị-luận mà nghĩa lý rõ ràng, khiến cho cái thói nông nổi hủ lậu truyền nhiễm trong khoảng hơn nghìn năm, đến bấy giờ phải tan đi cả; mà giấc mê của người đời lại sực tỉnh ra. Song tuyệt đã lâu cho nên đem lại cũng khó, người truyền thì ít mà người đứng ngoài đánh trống lấp vẫn còn nhiều. Đến như ông Chu-văn-Công tiên-sanh, mới đem cái chí mạnh mẽ, cái kiến thức rộng rãi, muốn cất mình vượt lên cao bổng hơn người. Từ khi thụ nghiệp ở cửa Lý-diên-Bình tiên-sanh mới thu bớt niềm văn hoa mà quay về thực thà, bỏ bớt chí rộng rãi mà giở về tính ước. Đến khi hàm súc đã lâu, nghĩ ngợi đã chín, suốt cả tinh thô, hợp cả trong ngoài, bấy giờ mới diễn giải nghĩa lý các kinh, truyện, cùng là nghị-luận các sách, bởi vậy mà những qui mô kinh thế của đế-vương, những học thuật tân dân của thánh hiền, lại được rõ ràng hưng thịnh. Than ôi! đế-vương không dấy mà phép dạy ở Thù-tứ mới lên, nếu không có cụ Mạnh-tử, ta chưa biết chính-đạo với dị-đoan, đã hẳn đằng nào thua mà đằng nào được vậy! Thánh hiền đã tắt mà lối học ở Quan-lạc mới nổi, nếu không có thầy Chu-tử, ta cũng chưa rõ thánh-truyền với tục-học đã hẳn đằng nào tối mà đằng nào sáng vậy! Hàn-tử bảo rằng công cụ Mạnh-tử không kém gì công vua Vũ, ta thì bảo rằng công của thầy Chu-tử không kém gì công của cụ Mạnh-tử.

Hồ-an-Định (Ngũ-phụng).— Tiên-sanh giải nghĩa kinh Xuân-thu, những nhời nghị-luận chính đại, làm cho tủng động lòng người bấy giờ, vì những nhời đó mà giúp được đạo tam-cương, tỏ được nghĩa lớn, đè nén được các nhời dị-đoan, đính chính cho lòng người, cũng là có công với thánh đạo vậy.