Trang:Viet Han van khao.pdf/159

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 147 —

Trương-hoành-Cừ.— Khi tiên-sanh dạy học trò, có soạn ra hai bài minh, dán ở hai bên cửa nhà trường. Bài phía tả gọi là Biên-ngu (Chữa cho kẻ ngu) tức là đông-minh; bài phía hữu gọi là Đính-ngoan (bảo cho kẻ dốt) tức là tây-minh.

Đại ý trong thiên tây-minh nói rằng: « Giời là cha đất là mẹ, người ta tức là con của giời đất. Dân là anh em đồng bào của ta. muôn vật là đồng loại với ta.

Ông vua là người con trưởng của cha mẹ ta, đại thần là người giúp việc cho anh trưởng. Ta tôn người tuổi cả, tức như như ta kính trọng anh; ta thương những người hèn yếu, tức như ta thương em bé ta; các bực thánh hiền là người khá ở trong hàng anh em, những kẻ tàn tật cô độc khổ sở là những anh em vận hạn của ta.
Vậy thì ta đối với giời đất, phải như con ở với cha mẹ, nghĩa là ta phải hết cái bổn làm người của ta.

Ta được phú quí phúc trạch, ấy là giời hậu đãi ta, để ta dễ làm điều thiện, tức như cha mẹ yêu ta, thì ta nên mừng mà không dám quên; ta phải nghèo hèn lo lắng, ấy là giời mài chuốt cho ta để ta gắng chí mà làm nên người, tức như cha mẹ dạy bảo ta, thì ta nên sợ mà không dám oán.

Nói rút lại thì ý của tiên-sanh coi thế-giới như một nhà, giời đất là cha mẹ, còn người thì toàn là anh em ruột của mình cả. Vì coi giời đất như cha mẹ, cho nên phải hết đạo làm người; vì coi dân như anh em, vật như đồng loại, cho nên phải rộng lòng nhân-ái. Song còn phân biệt người quí người tiện, người nhớn người nhỏ thì trong nhân-ái, cũng có thứ tự, chớ không như nghĩa kiêm-ái của Mặc-tử.

Còn như bài đông-minh thì tức là thiên Chính-mông. Trong thiên kê cứu những lẽ căn nguyên của giời đất, mặt giời, mặt giăng, quỉ thần, gió mây, sông núi, cùng là nhân tình vật lý, nói rất tường tận. Song những nhời lý-huyết của tiên-sanh, phần nhiều cũng theo những ý kiến