Trang:Viet Han van khao.pdf/158

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 146 —

Nghĩa là: gần nay rỗi rảnh, việc gì cũng thong thả, ngủ tỉnh dạy thì cửa phía đông mặt giời đã đỏ ối rồi. Ta lặng mà xem muôn vật đều có ý tự đắc cả, mà cái vui hứng trong bốn mùa, thì ai cũng vui. Cái đạo lý của ta suốt tới ngoài chỗ giời đất có hình, cái tình tứ của ta, lọt vào trong đám gió mây biến đổi màu vẻ. Ta thích cái thú riêng của ta, dù giầu sang ta cũng không say, mà dù nghèo hèn ta cũng vui, làm giai đến thế mới là hào hùng.

Xem hai bài thơ đó tỏ ra một tấm lòng ung dung khoan khoái, vui về đường đạo lý mà không để cho những điều trần lụy vướng tới mình, có cái khí tượng như cụ Tăng-Điểm tắm ở sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ-vu, ngày xưa toàn là một khí tượng hòa nhã vui vẻ.

Lối học của tiên-sanh, lấy một chữ thành (thành thực) làm gốc. Trí biết khắp muôn vật mà không tự lấy làm cao; học thông cả tam tài (giời, đất, người), mà chưa lấy làm đủ; tính nết hợp với thần minh, ma không tự lấy làm lạ; trí thức soi thấu việc xưa nay, mà không tự lấy làm giỏi. Phi người học thức sâu, hàm dưỡng nhiều, thì sao được như thế.

Trình-y-Xuyên (Tiểu-Trình). — Tiên-sanh cùng với anh là Đại-Trình đều học Liêm-Khê tiên-sanh. Đạo đức của tiên-sanh rất thuần thúy, mà học vấn rất rộng rãi.

Văn-chương của tiên-sanh, cũng tán kiến ở các bài nghị luận trong kinh, truyện, nhời nhẽ mộc mạc mà ý vị sâu xa, có ngẫm nghĩ lắm mới hiểu được.

Tiên-sanh dạy học trò, bất ngoại hai việc « cư kính cùng lý », cư kính là trong bụng lúc nào cũng phải kính cẩn, cùng lý là gặp việc gì phải xét cho đến nơi, mà học điều gì phải thực hành điều ấy, ví như học đến điều hiếu thì phải làm theo ngay điều hiếu, học đến điều đễ thì phải làm theo ngay điều đễ v. v.

Hai anh em tiên-sanh, đều lấy Tứ-truyện, Lục-kinh làm tiêu chuẩn để đánh thức cho kẻ ngủ mê trăm đời, mà đưa vào cõi thánh hiền, cái công ấy khá sánh với công cụ Mạnh bài bác dị-đoan vậy.