Trang:Viet Han van khao.pdf/153

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 141 —

Văn-chương của tiên-sanh, phát hiện ở trong tập « Cổ-văn » và trong tập « Bát đại gia văn » rất nhiều. Lắm bài tự nhiên nẩy ra tứ cao kỳ, không mấy người nghĩ đến. Xem như bài phú « Thu thanh », nhân cái tiếng gió mùa thu, làm cho cây cối vàng úa rụng lá, mà cảm súc đến việc người, bởi nghĩ ngợi lắm mà hóa ra chóng già; bài phú « Tăng sương giăng » nhân con nhặng xanh bay làm cho biến mùi vật thực mà ghét đến kẻ gian nịnh, hay làm cho điên đảo thị phi. Văn của tiên-sanh thường thường nhân cái đề-mục nhỏ mà phát ra cái tư-tưởng to, đại khái như thế cả.

Nhà Tống khởi lên hơn 70 năm, những nhà văn-sĩ vẫn còn noi theo lối cũ, văn khí rất nhu nhược. Tự khi có tiên-sanh, đem đạo học ra để cổ động cho thiên-hạ, sĩ-phu từ đó tranh nhau mài dũa, lấy việc thông kinh học cổ làm cao, lấy việc dùng đạo ra giúp đời làm quí. Cuối năm Gia-hựu, thành ra trong nước lắm tay hiền-sĩ, phần nhiều là bởi cái công tác thành của tiên-sanh.

Tô-đông-Pha. — Tô tiên-sanh khi còn trẻ tuổi, chí khí rất hào mại, và có lưu tâm về sự kinh luân. Xem như bài bàn việc sinh tài, thì nói rằng nên bỏ những sự vô ích mà phải thu nhặt từng hào từng ly; bàn việc dụng binh, thì nói rằng nên bắt dân phải ra lính 30 năm, mà giữ đâu phải 10 năm mới đổi. Các nhời ấy đều có ý muốn làm cho nước giầu, dân mạnh. Tiên-sanh lại tự quyết rằng: « Nếu dùng lời của tiên-sanh thì có thể đánh được Khiết-đan ». Đến sau tiên-sanh thấy Vương-an-Thạch kinh doanh hai việc lớn đó đều sinh ra nhiều sự khó khăn mà không thành hiệu gì, mới không nói đến cái việc ấy nữa.

Ban đầu, tiên-sanh cũng cố sức mà bài bái lối học Phật, Lão. Song đến nửa chừng thì lại có ý quay về lý tưởng phóng khoáng tiêu diêu. Xem trong bài phú « Xích bích », nhân bơi thuyền chơi giăng ở dưới núi, trông thấy cảnh nước và mặt giăng, mà nghĩ ra sự biến đổi và không biến đổi ở cuộc đời. Nói đến sự biến đổi thì giời đất cũng chỉ trong một cái chớp mắt; nói đến sự không biến đổi thì