Trang:Viet Han van khao.pdf/144

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 132 —

nghĩ mình làm được như vậy thì mình được hiển vinh trong một thời, để lợi cho con cháu, lưu tiếng thơm đến đời sau, nhưng không biết rằng mình ở trong khoảng giời đất mênh mông, sánh với vũ trụ vô cùng vô tận, thì có khác gì cái bụi cỏn con ở trong cõi hồng trần; dù có vất vả đến đâu, hay hớm đến đâu, thì cũng chẳng qua như một đám sâu đám kiến hành-động ở trên mặt trái đất; mà cái công-lao ấy chỉ cũng trong chớp mắt thì hóa ra đống bùn mà thôi. Cứ như vậy thì người sống ở đời, được là bao nhiêu mà phải lao tâm, phải khổ hình; chi bằng tuyệt hết đường lo lắng, tiêu diêu nhàn phóng cho sướng thân ở trong cõi phù sinh, được vui thú lúc nào là hay lúc đó, rồi phó mặc cho cơ tạo-hóa xoay vần, chẳng còn hơn Dã-chàng xe cát bể Đông hay sao? Đó là chủ nghĩa của lối học Lão, Trang đó. Chủ nghĩa ấy tuy là bông lông thực, nhưng thử so với kẻ vì đường công danh phú quí mà vào luồn ra cúi, vất vả lật đật, và lại mang cái tiếng đê tiện khả bỉ thì lại càng tỏ ra là một tư tưởng cao thượng vậy.

Dương, Mặc.— Dương-chu theo cái chủ-nghĩa, vị ngã, nghĩa là việc gì cũng chỉ biết lấy mình mà thôi. Mạc-địch theo cái chủ-nghĩa kiêm ái, nghĩa là yêu khắp loài người, coi ai cũng như ai cả.

Cụ Mạnh-tử nói rằng: « Dương-tử lấy nghĩa vị ngã, nhổ một cái lông mà lợi cho thiên-hạ cũng không làm; Mặc-tử lấy nghĩa kiêm ái, sờ từ gáy đến gót chân, hễ điều gì có lợi cho thiên-hạ cũng làm » ấy là hai chủ nghĩa khác nhau đó.

Hai chủ nghĩa ấy đều thiên mà có tệ cả. Một đằng vị ngã, thì rồi đến vua cũng không biết, thành ra vô quân; một đằng kiêm ái, thì coi cha cũng như người đi đường thành ra vô phụ. Người ta đã đến nỗi vô quân, vô phụ, thì không còn cương thường luân lý gì nữa. Bởi vậy nho-giáo vẫn bác lối học Dương, Mạc, cho là dị-đoan.

Song nay cứ theo tân lý tưởng mà bình phẩm học thuật của hai nhà ấy, thì cũng là một đặc biệt kiến thức. Suy cho cùng cái nghĩa vị ngã, ai ai cũng tranh lấy phần lợi