Trang:Viet Han van khao.pdf/140

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 128 —

ra để giúp vua chư-hầu mà cứu cho nhân-tâm thiên-hạ. Song vua chư-hầu không ai biết dùng, cụ bèn trở về nhà dạy học-trò. Quyển sách này tức là một quyển ghi chép các lời của cụ ứng đối với các vua chư-hầu và các lời dạy học-trò vậy.

Trong sách chia làm 7 thiên, mà cốt-yếu nhất thì chỉ có hai chữ « nhân nghĩa » là tóm được cả đại-ý trong một bộ sách.

Nhân là gì? Nhân chỉ là cái bụng nhân-từ, cái lòng trung-hậu tử tế. Nghĩa là gì? Nghĩa chỉ là cái lẽ phải, cái lẽ chính đáng công-bình. Hai câu ấy phát-nguyên từ câu « Lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa » của đức Khổng-tử nói ở trong Hệ-từ. Nghĩa là: lập nên đạo làm người, rằng nhân và nghĩa. Cụ Mạnh-tử thuật lời đó, mới phát-minh cho rõ nghĩa mà dạy thiên-hạ.

Trong một bộ sách, không mấy chỗ là không nói đến nhân nghĩa. Xem như đầu bộ sách bảo vua Lương Huệ-vương, đã nói rằng: « Vương, hà tất viết lợi, diệc hữu nhân nghĩa nhi dĩ hỹ », nghĩa là vua, hà tất phải nói đến lợi, cũng có nhân-nghĩa mà thôi vậy. Câu mới mở đầu, đã đem ngay nhân-nghĩa ra để phản đối với chữ lợi. Kế đó chỗ thì nói: « Bỉ dĩ kỳ phú, ngã dĩ ngô nhân, bỉ dĩ kỳ tước, ngã dĩ ngô nghĩa, ngô hà khiểm hồ tai », nghĩa là kẻ kia lấy giầu, ta lấy nhân của ta, kẻ kia lấy sang, ta lấy nghĩa của, ta có kém cái gì. Câu này đem 2 chữ nhân nghĩa để địch với sự phú quý của vua chư-hầu. Chỗ thì nói: « Nhân, nhân chi an trạch giã; nghĩa, nhân chi chính lộ giã. Khoáng an trạch nhi phất cư, xả chính lộ nhi phất do, ai tai! » nghĩa là: nhân là cái nhà yên-ổn của người ta, nghĩa là con đường ngay thẳng của người ta. Bỏ trống nhà yên-ổn ấy mà không ở, bỏ hoang đường ngay thẳng mà chẳng noi, khá thương lắm thay! Câu này thì là thương tiếc cho người bấy giờ, không biết noi theo về đường nhân-nghĩa.

Kể đại-khái mấy câu đó thôi, chớ trong một bộ sách này thì thường nói đến hai chữ ấy luôn, không sao kể hết được. Có ngẫm cho kỹ, mới biết hai chữ ấy ý sâu