Trang:Viet Han van khao.pdf/125

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 113 —

nát, đều phải bắt đầu chỉnh-đốn lại, sơ-chính bao giờ vẫn trong sạch, cái cảm-tình của người ta khi đó cũng hòa-bình, cho nên nẩy ra văn-chương cũng bình-đạm. Đến nửa chừng thì trăm việc mỗi ngày thêm thịnh-vượng, cái cảm-tình của người ta cũng nở thêm mãi ra, văn-chương bởi đó mà càng ngày càng hay lên. Đến lúc nước đã suy thì trông ra toàn là những cảnh khổ não, văn-chương mới thành ra những giọng bi ai sầu oán. Vậy thì cái hay dở đó, lại là một lẽ tất-nhiên của nhân-sự xui nên; rồi vận-hội mới nhân đó mà xoay đổi.

Nói tóm lại, thì văn-chương cũng là một cách rải-rắc tư-tưởng học-thuật ra thiên-hạ, tư-tưởng và học-thuật hay thì quốc-vận cũng hay, mà tư-tưởng học-thuật dở thì quốc-vận cũng dở. Nước ta đương buổi này, chính là một cơ-hội thăng giáng của văn-chương, ta ước-ao cho sự kết-quả sau này được thịnh-vượng, cốt trông ở sự học thuật vậy.


TIẾT THỨ VI

Luận về văn-chương đời thượng-cổ.

Văn-chương thượng-cổ kể từ đời Đường, Ngu cho đến cuối thời nhà Chu. Trong khoảng đó thì văn-chương rực-rỡ nhất còn gì bằng ngũ kinh tứ truyện.

Ngũ kinh là năm bộ kinh, tức là Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân-thu; tứ truyện là bốn bộ sách, tức là Đại-học, Trung-dung, Luận-ngữ, Mạnh-tử.

Văn kinh-truyện toàn là những lời luân-thường đạo-lý của các bậc thánh hiền, mà ngũ kinh lại đều qua tay đức Khổng-tử san định cả. Á-đông ta từ xưa đến giờ, tôn phụng lời kinh truyện làm lời chí huấn, vua chúa noi theo đó mà trị nước, sĩ phu noi theo đó mà sửa mình gây nên cái văn-minh ở cõi Á-đông mấy nghìn năm nay, đều gốc ở đó.

Trong khoảng mấy nghìn năm đó, văn kinh-truyện rực rỡ ở cõi Á-đông, khác nào vầng mặt giời chói rạng ở giữa giời. Thời-đại biến-thiên, sự học-thuật mỗi ngày một thay đổi. Vầng mặt giời đã xế bóng kia, tưởng cũng