Trang:Viet Han van khao.pdf/124

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 112 —

gian được hưởng cuộc thái-bình cũng nhiều. Xem phong dao thời ấy có câu rằng:

Đời vua Thái-tổ Thái-tông,
Con bế con dắt con bồng con mang.
Bò đen húc lẫn bò vàng,
Húc quính húc quáng đâm quàng xuống sông.

Lại có câu rằng:

Đời vua Vĩnh-tộ lên ngôi,
Cơm trắng đầy nồi trẻ chẳng muốn ăn.

Mấy câu đó đủ hình dung ra một quang-cảnh thái-bình.

Nói rút lại, thì thời nào cũng vậy, cứ lúc văn-chương còn giản lược, còn hồn thuần là lúc quốc-vận đang lên; đến lúc văn-chương tảo lệ là lúc quốc-vận đã thịnh, quá lúc đó thì văn-chương sinh ra vụn vặt tế toái, hoặc sinh ra giọng sầu thảm bi ai, đó là hồi quốc-vận đã suy vi rồi. Cổ-nhân có câu rằng: « Thế dũ giáng nhi văn dũ phiền », nghĩa là đời càng xuống bao nhiêu thì văn lại càng xuống bấy nhiêu, chính là nghĩa ấy.

Đó là nói qua sự văn-chương kết-quả của một thế-vận.

Xem như vậy thì văn-chương tựa như cái tinh-hoa của một xã-hội, khi tinh-hoa còn hàm-súc chưa phát-tiết ra mấy là lúc nguyên-khí đương thịnh. Mà lúc tinh-hoa đã phát-tiết ra nhiều thì là lúc nguyên-khí đã từ hồi thịnh mà sắp sang hồi suy; đến lúc tinh-hoa mà tàn thì là lúc nguyên-khí đã kiệt rồi. Cho nên văn-chương hùng-hồn, bao giờ vẫn hơn văn-chương hoa-lệ, mà văn-chương hoa-lệ lại hơn những văn-chương dâm-đãng bi-ai. Ta thử có ý mà xét xem từ tiền-cổ đến giờ, bao giờ một nước mới lên văn-chương vẫn hơi quê, nhưng nhời ý tứ thì rất hùng-tráng, mà đến khi văn-chương đã hay rắt hay réo, là lúc đã gần suy, mới biết là quan-hệ đến thế-vận.

Sau nũa ta lại thử xét xem cái quan-hệ ấy là bởi lẽ gì, cũng nên phân giải cho tường kẻo nữa thành ra một sự viển-vông vô-lý. Cứ như ngu ý trộm nghĩ như sau này: Đại phàm lúc một nước nào mới lên, trăm việc đổ