Trang:Viet Han van khao.pdf/121

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 109 —

Tựu-trung sự kết-quả cũng có cái kết quả hay, mà cũng có cái kết-quả dở. Cái hay dở đó, nhỏ thì trấy ở trong một người, nhớn thì thấy ở trong một thế-vận.

Người ta có khi vì một lòi nói, một bài văn mà nổi danh-dự, hoặc làm bại danh-dự đi cũng có, nhưng cái kết-quả ấy rất nhỏ mọn, chẳng kể làm gì. Có người giãi tỏ mấy điều lợi hại mà cứu được nạn can-qua cho hai nước, như bọn du-thuyết ở đời Chiến-quốc; có người viết một mảnh giấy mà đỡ được sự tổn hại cho mười vạn quân, như một bức thư của vua Hán Văn-đế dụ vua Triệu Việt-vương, đó cũng là cái kết-quả hay của văn-chương, song cũng còn nhỏ. Đức Khổng-tử trứ thư lập ngôn, khiến cho đạo-thống được rõ ràng; cụ Mảnh-tử bàn nói nhân-nghĩa, khiến cho dị-đoan phải tiêu diệt; cùng là các nhà khởi xướng lên được một học-thuyết mới, hoặc là phát minh ra được một lý-tưởng mới, khiến cho người sau nhân đó mà nẩy ra tính tình cao thượng, hoặc nhân đó mà làm nên công việc ích lợi chung cho nhân loại, thế mới là cái kết-quả lớn của văn-chương.

Đó là kể trong một người, nếu muốn biết cái kết-quả chung của một thế-vận thì lại phải xem đến văn-chương chung của một thế-vận mới được.

Sách có câu rằng: « Văn-chương quan thế vận chi thịnh suy », nghĩa là văn-chương quan hệ đến cuộc thịnh suy trong một thời. Nay thử xét xem trong lịch-sử Á-đông mà nghiệm ra từng thời thì quả có như thế.

Về thời Đường Ngu, gọi là một đời thịnh trị. Trên thì vua tôi chỉ khuyên răn nhau noi giữ đạo nghĩa, chính-trị lễ nghi rất giản lược, dưới thì trăm dân vui vẻ mà yên hưởng cuộc thái-bình, thậm chí đến dân-gian đêm không phải đóng cửa ngõ, ngoài đường bỏ dơi vật gì không ai nhặt, bốn phương yên lặng, kẻ già người trẻ, hớn hở ở trong đền gió xuân. Đó là một quang cảnh rất thái-bình, thiên-cổ không bao giờ được như thế. Mà xét đến văn-chương khi đó thì chẳng có gì. Duy chỉ có các lời vua tôi khuyên nhau chép ở trong Nhị-điển, Tam-mô. Tựu trung có mấy câu cốt-yếu nhất mà truyền đạo thống cho nghìn